Một số bệnh thường gặp ở gia cầm và thủy cầm
Mở đầu
Trong chăn nuôi, giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở, vấn đề Thú y là không thể thiếu được. Trong nhưng năm gần đây ngành chăn nuôi này khá phát triển và góp phần quan trọng, cải thiện nền kinh tế và nâng cao vị thế của ngành.Tuy nhiên, vấn đề dịch bệnh luôn đe dọa đối với đàn gia cầm, thủy cầm và nếu chỉ trong chố nát chúng ta sao nhãng sẽ gây hậu quả khôn lường.Trong khuôn khổ nội dung này, chúng tôi biên soạn một số bệnh của gia cầm và thủy cầm hay gặp nhằm giúp bà con chăn nuôi có giải pháp tốt nhất trong phòng chống bệnh để nâng cao năng suất chăn nuôi và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
A. Một số bệnh ở gia cầm
BỆNH ĐẦU ĐEN Ở GÀ
Bệnh Histomonas hay còn được biết đến với những tên sau:Bệnh đầu đen; Bệnh kén ruột; Bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm.
1. Đặc điểm
Gà mắc và chết do bệnh “đầu đen” có biểu hiện ở đầu ….không đen chút nào. Cái tên đầu đen ra đời bắt nguồn từ những người chăn nuôi, nó được lan rộng và phổ biến tới mức hiện nay cả những người điều trị, những người trong ngành chăn nuôi – thú y biết tới nó, gọi tên nó đều thông qua tên gọi này là chủ yếu.
Thực chất những con gà mắc bệnh “đầu đen” và bị chết có đầu mặt màu tái và hốc hác, một số ít trường hợp có màu tái tới mức xanh xao, chứ chưa ghi nhận trường hợp nào gà trong bệnh đầu đen có đầu biến đổi màu đen cả, có tên gọi như vậy bắt nguồn từ những bà con chăn nuôi gà thả vườn dựa trên triệu chứng không điển hình của gà mắc bệnh này.
Mặt khác biểu hiện ở đầu, mặt của gà mắc bệnh này không điển hình do có thể nhầm lẫn với triệu chứng mặt tái nhợt, mặt gầy hốc hác trong các bệnh khác như: Newcastle, tiêu chảy mãn tính do E.coli, kí sinh trùng máu, cầu trùng . . . Vì vậy, nếu chỉ dựa vào triệu chứng bên ngoài thường không chẩn đoán chính xác được bệnh, đối với những đàn nghi mắc bệnh đầu đen, khuyên nên dựa vào bệnh tích điển hình (đặc biệt trên manh tràng, gan) để đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Là một bệnh kí sinh trùng, do đơn bào có tên Histomonas Meleagridis thuộc ngành Protozoa, họ Tripanosomatidae, giống Histomonas, loài Histomonas Meleagridis và H. Wenrichi, kí sinh ở niêm mạc ruột thừa và gan, gây nên các biểu hiện bệnh tích điển hình tại đây.
3. Loài mắc bệnh
– Bệnh xảy ra chủ yếu trên gà nuôi chăn thả và một số hoang cầm cùng nòi.
– Chưa ghi nhận trường hợp nào gà công nghiệp mắc phải bệnh này.
– Bệnh xảy ra ở tuổi gà sau 2 tuần tới 3-4 tháng tuổi, thực tế với các giống gà nuôi thả vườn, bệnh xảy ra sau 1 tháng tuổi là mạnh nhất, tuổi gà càng cao bệnh càng nặng, đã ghi nhận trường hợp gà đẻ trứng nuôi nền 7 tháng tuổi vẫn mắc bệnh.
4. Con đương lây truyền
– Truyền qua đường ăn uống, bởi dùng chung máng ăn máng uống, qua chất độn, môi trường chăn thả chứa mầm bệnh Histomonas Meleagirdis.
– Trung gian truyền bệnh là giun kim Heterakis galline, thông qua việc gà ăn phải trứng giun kim có chứa mầm bệnh, khi vào cơ thể gà, histomonas sẽ kí sinh tại gan và manh tràng rồi gây bệnh, mầm bệnh được thải ra ngoài qua trứng giun kim và trực tiếp qua phân tạo thành vòng lây nhiễm và gây bệnh ra đàn gà.
– Mặt khác, khi bị thải ra cơ thể gà, trứng giun kim lại được giun đất ăn vào, tồn tại rất lâu trong môi trường khu vực chăn nuôi, đó là lí do bệnh rất khó thanh trừ hoàn toàn ở những khu vực chăn nuôi đã từng mắc bệnh, tỉ lệ tái bệnh cho những đàn sau luôn rất cao.
5. Triệu chứng bệnh
– Là bệnh đặc thù của gà và gà tây nuôi thả vườn, nhưng cũng phát hiện thấy ở một số giống gà kiêm dụng nuôi lấy trứng trong điều kiện nuôi nhốt ở môi trường đã từng nhiễm bệnh.
– Các triệu chứng không điển hình
Ủ rũ, sốt, rúc đầu vào cánh, tìm chỗ có nắng, ấm áp để nằm, phân sáp vàng, sáp đen, phân dạng giống gạch cua, phân nước có thỏi phân sống ở giữa …
Thể quá cấp và cấp tính
Gà sốt cao, gà lù rù, mặt hốc hác tái nhợt và chết nhanh trong vòng 1 -2 ngày kể từ khi phát hiện những triệu chứng không điển hình, nếu chỉ dựa vào triệu chứng thường rất khó để chẩn đoán chính xác bệnh phục vụ công tác điều trị, vì khi đàn gà mắc bệnh đầu đen thường có hiện tượng đi phân sáp, sáp vàng, sáp đen, phân lẫn máu rất giống với bệnh cầu trùng, mặt khác biểu hiện sốt rất cao, lù rù, mặt hốc hác, tái nhợt có thể lẫn với bệnh Kí sinh trùng đường máu hoăc một số bệnh khác tương tự.
Tỉ lệ chết trong trường hợp này có thể lên tới 85-90% nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách.
Thể mãn tính
Xảy ra với mức độ và thiệt hại đầu con nhẹ hơn, chủ yếu ở những đàn gà lớn (trên 5 tháng) bệnh kéo dài, thiệt hại chủ yếu là giảm năng suất chăn nuôi, tỉ lệ chết không cao.
6. Bệnh tích mổ khám
Bệnh tích của bệnh đầu đen biểu hiện chủ yếu ở gan và ruột thừa, cũng là biểu hiện đặc trưng, là bệnh tích điển hình của bệnh giúp chẩn đoán chính xác và chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác (cầu trùng, Marek, Leuco, Lao hạch….)
Bệnh tích điển hình của bệnh đầu đen có thể biểu hiện rõ ràng ở cả gan và ruột thừa cùng lúc, có trường hợp chỉ biểu hiện ở gan hoặc ở ruột thừa. Trong đa số các trường hợp gà mắc bệnh đầu đen, bệnh tích ở ruột thừa (manh tràng) là biểu hiện đặc trưng luôn đi kèm và dễ dàng nhận biết nhất.
Bệnh tích ở gan: Đặc trưng nhất là gan sưng to hơn bình thường và xuất hiện những vết hoại tử hình hoa cúc với bề mặt hoai tử hơi lõm khắp bề mặt gan, (ý kiến cá nhân: thực ra thì rất khó để hình dung ra vết hoại tử hình hoa cúc là như thế nào, nên tôi hay gọi nó là vết hoại tử loang lổ). – Phần chẩn đoán phân biệt sẽ nói rõ hơn làm sao để phân biệt vết hoại tử gan trong bệnh đầu đen với vết hoại tử gan trong các bệnh khác.
Bệnh tích ở manh tràng: tình trạng đặc trưng nhất là ruột thừa sưng to, thành ruột thừa tăng sinh dày, chất chứa bên trong ruột thừa trở thành dạng cứng chắc tạo khối dạng như canxi hóa lấp đầy bên trong, khi mổ khám sẽ dễ dàng phát hiện 2 manh tràng rắn lại, chất chứa bên trong rắn có màu trắng, cũng từ đây mà bệnh có thêm một tên gọi nữa – Bệnh kén ruột, nhiều trường hợp có thể phát hiện thấy giun kim nhỏ li ti tại đây. Một số dạng khác của manh tràng trong bệnh đầu đen.
+ Bên trong không có chất chứa dạng canxi hóa, mà chỉ thấy thành ruột thừa tăng sinh dày lên, bên trong có chất màu nhờ nhờ máu cá (dạng máu lẫn trong dịch thẩm xuất, màu hồng nhạt, nhớt nhớt). Có thể tìm thấy giun kim hoặc không.
+ Manh tràng không tăng sinh sưng to, mà tăng sinh kiểu teo nhỏ, nhìn manh tràng có cảm giác nhỏ quắt lại, nhưng thực chất là do thành ruột tăng sinh dày làm cho toàn bộ manh tràng co lại, cắt đôi cảm thấy lòng manh tràng hẹp lại, bên trong không có chất chứa, có thể thấy giun kim hoặc không
+ Manh tràng bắt đầu tăng sinh dày lên, bên trong không có chất chứa nhưng có máu tươi bắt đầu khô lại . Thường gặp trong trường hợp đàn gà mắc bệnh Cầu trùng máu tươi, sau đó kế phát bệnh đầu đen.
Trong quá trình mổ khám phát hiện bệnh, ngoài kết hợp những triệu chứng không điển hình thì việc dựa vào những bệnh tích điển hình là việc quan trọng không thể bỏ qua, nên mổ khám ít nhất 2 con gà mang triệu chứng chung của đàn để đưa ra kết luận chính xác nhất có thể, nên mổ cả con đã chết và con còn sống (nếu có). Nếu phát hiện ra dù chỉ 1 trong 2 biến đổi đặc trưng ở ruột thừa (manh tràng) hoặc gan thì đều có thể kết luận chẩn đoán nghi bệnh đầu đen, nếu phát hiện cả 2 biểu hiện bệnh tích thì chính xác hơn nữa, ngoài ra cần phát hiện những bệnh ghép hoặc các dạng kế phát để đưa ra phác đồ điều trị hợp lí.
7. Điều trị bệnh
Hiện trên thị trường có rất nhiều bộ sản phẩm trị bệnh Viêm gan ruột truyền nhiễm – bệnh đầu đen – bệnh kén ruột. Dù sử dụng bất cứ bộ sản phẩm của công ty nào, bà con nên điều trị liệu trình ít nhất 4 ngày cho toàn đàn gà, kết hợp với giải độc gan thận lách và hạ sốt để mang lại hiệu quả cao nhất. Khi kết thúc liệu trình bà con nên cho gà uống monosunfa kết hợp với ivermectin 1% pha 1ml vào 1lit nước cho đàn gà uống.
8. Phòng bệnh
– Không nuôi chung gà với gà Tây.
– Bắt đầu từ 20 ngày tuổi trở đi, định kì 20 ngày 1 lần nên pha thuốc tím hoặc sunphat đồng cho gà uống (uống theo chỉ định ở phần điều trị ).
– Phòng bệnh thông qua diệt trung gian truyền bệnh: Kết hợp các loại sát trùng để diệt Histomonas, đồng thời định kì hàng tháng nên rắc vôi ở bãi chăn thả và khu vực chuồng trại chăn nuôi nhằm diệt trung gian truyền bệnh giun kim và giun đất, có thể dùng foocmon 2% phun chuồng trại và khu vực chăn nuôi để diệt giun đất và khử trùng chuồng trại
Lưu ý: Bà con khi mua vôi nên mua loại vôi củ về để nguyên bao, sau 1 thời gian vôi sẽ tự bở ra thành vôi bột, rắc vôi này là tốt nhất, không nên mua vôi bột loại đóng bao sẵn để khử trùng chuồng trại vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều vôi bột không đảm bảo (thực chất là bột đá được gom lại trong quá trình khai thác đá – loại này không có tác dụng khử trùng chuồng trại). Việc rắc vôi ở khu vực chăn nuôi nên rắc khi chuồng trại không có gà, có thể nhốt gà và rắc phía ngoài bãi chăn thả, nên rắc khi trời chuẩn bị mưa hoặc khi trời vừa mưa xong, rắc khi vừa cuốc xới sân vườn.. như vậy vừa đỡ bụi , vừa đạt được hiệu quả cao trong tiêu diệt trung gian truyền bệnh.
9.Chẩn đoán phân biệt
Bệnh tích trên gan của bệnh đầu đen có thể chẩn đoán phân biệt với các trường hợp gan hoại tử ở một số bệnh khác: Marek, tụ huyết trùng, lao ở gà.
Bệnh đầu đen
Vết hoại tử loang lổ hoa cúc, có dạng hơi lõm xuống chứ không lồi lên như dạng khối u, vết hoại tử ăn sâu xuống dưới, càng sâu phía dưới thì càng nhỏ lại, vì thế khi cắt dọc xuống tại bề mặt vết hoại tử ta thấy mặt cắt có dạng như hình nón ngược. Vết hoại tử xuất hiện ở bề mặt gan, không xuất hiện ở mặt nơi tiếp giáp giữa 2 thùy gan.
Bệnh Marek
Vết hoại tử chính là khối u tăng sinh, bề mặt gồ lên, khối U thường có màu vàng nhạt đến vàng chanh trên nền gan sưng, cắt đôi vết hoại tử ta không thấy có dạng hình nón ngược, ổ hoại tử gọn gàng hơn, vết hoại tử (khối u) xuất hiện cả ở mặt tiếp giáp giữa 2 thùy gan.
Bệnh tụ huyết trùng
Gan cũng sưng và xuất hiện những vết hoại tử nhưng vết hoại tử trong bệnh tụ huyết trùng rất nhỏ, xuất hiện lấm chấm màu vàng ngà, chỉ bé bằng đầu đinh ghim tới hạt kê, nhìn vào bề mặt gan trong bệnh tụ huyết trùng có thể liên tưởng đến một vùng trời nhiều sao lấm chấm sáng.
Bệnh Lao
Ổ hoại tử bề mặt gan trong bệnh lao không rõ ràng, nhưng khi cắt đôi sâu xuống vết hoại tử ta có thể thấy vết hoại tử ăn sâu vào lòng gan tạo thành dạng hang hốc phức tạp.
BỆNH HEN “NGÁP”
1. Lứa tuổi bị bệnh
Gà từ 3 đến 20 ngày tuổi
2. Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Pseudomonas Gram âm gây nên
3. Triệu chứng lâm sàng
Gà bị bệnh khó thở, há mồm thở, ngáp liên tục, tiêu chảy phân trắng, phớt vàng, có bọt khí. Tỷ lệ chết cao từ 40 lên đến 90%.
Mổ khám: Màng túi khí mờ đục, viêm fibrin trong xoang bụng, xoang bụng chứa dịch có bọt khí
4. Biện pháp phòng
Dùng một trong các loại thuốc có thành phần sau để cho uống phòng: Ampicilin hoặc Amoxilin + Colistin hoặc Gentamicin, Enrofloxacin, Doxycilin, Azthromycin, Tbramycin, Trithoprim.
5. Biện pháp điều trị
Tách riêng những con ốm (ngáp), cả đàn cho uống một trong các thuốc sau:
Amoxilin + Gentamycin + Enrofloxacin hoặc Amoxilin + Colistin + Enrofloxacin hoặc Azthromycin + Doxycilin.
Phác đồ cụ thể:
Phác đồ 1:
50g Azthromycin + 50g Vina ColiDox hoặc Doxytylo hoặc Genta-Doxy dùng cho 100kg P/ngày chia 2 lần
20g Bromhesin + 250g Gluco K.C dùng cho 100 kg KL/ngày chia 2 lần
Phác đồ 2:
100g Amox Coli hoặc Amoxi Gen + 100g Bio Enro C dùng cho 100kg KL/ngày chia 2 lần
20g Bromhesin + 250g Gluco K.C dùng cho 100 kg KL/ngày chia 2 lần
BỆNH HEN GÀ
1. Lứa tuổi bị bệnh
Gà ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu vào lúc 15 đến 56 ngày tuổi
2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Mycoplasma gây nên, nhưng vai trò của ngoại cảnh tác động lớn đến bệnh như: bụi trong không khí quá nhiều, trời quá nóng, quá lạnh.
3. Triệu chứng lâm sàng
Khi gà bị bệnh có triệu chứng hen, sặc khẹc, bệnh phát triển chậm nhưng tỷ lệ bệnh cao, tỷ lệ chết thấp, tiêu chảy phân trắng xanh, một số gà bị sưng khớp.
4. Biện pháp phòng bệnh
Hạn chế tới mức tối đa những yếu tố bất lợi đến đàn gia cầm như: nóng quá, lạnh quá, lượng bụi trong không khí quá nhiều..
Từ khi gà được 1 ngày tuổi định kỳ 3 ngày/ lần cho gà uống một trong các loại thuốc sau: Tylosin (98%, Gentatylosin), Doxycilin, Spiracin (TTS), Enrofloxacin (Enrfloxacin 5%, Bio EnroC), Erythomycin đến khi gà đạt 56 ngày tuổi.
5. Biện pháp điều trị bệnh
Một số loại thuốc có tác dụng điều trị tốt với vi khuẩn Mycoplasma : Timycosin, Tilosin,Tiamulin, Erythromycin, Azithromycin, Doxycilin, Oxytetracyclin, Enrofloxacin,Flofenicol
Một số phác đồ cụ thể:
Phác đồ 1:
Vina Tilmo 10 ml /100 kg KL/ngày chia 2 lần
Azithomycin 50 -100g/100 kg KL/ngày chia 2 lần
Bromhexin 25 g/100 kg KL/ngày chia 2 lần
Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn, điều trị từ 3 đến 5 ngày
Phác đồ 2:
Vina Tilmo 10 ml /100 kg KL/ngày chia 2 lần
Vina-Colidox 20 g/100 kg KL/ngày, Hanflor 4% 100g/ 100 kg KL/ngày hoặc Flo – Doxy 25g /100kg KL/ngày chia 2 lần
Bromhexin 25 g/100 kg KL/ngày chia 2 lần
Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn, điều trị từ 3 đến 5 ngày
Phác đồ 3:
Azithomycin 50 -100g/100 kg P/ngày chia 2 lần
Hanflor 4% 100g/ 100 kg P/ngày hoặc Flo – Doxy 25g /100kg P/ngày chia 2 lần
Bromhexin 25 g/100 kg P/ngày chia 2 lần
Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn, điều trị từ 3 đến 5 ngày
Phác đồ 4:
Gentatylosin hoặc Doxy-Tylo 100g/100 kg KL/ngày chia 2 lần
Hanflor 4% 100g/ 100 kg KL/ngày hoặc Flo – Doxy 25g /100kg KL/ngày chia 2 lần
Bromhexin 25 g/100 kg KL/ngày chia 2 lần
Pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn, điều trị từ 3 đến 5 ngày
Sau đó dùng liều duy trì tuần 1-2 lần tùy theo tình trạng bệnh .
Nhưng do tính chất phức tạp của bệnh hen gà là bệnh thường ghép với các bệnh khác như: do E.coli, Thương hàn, Tụ huyết trùng mãn tính, Sổ mũi (sưng phù đầu), nấm phổi … Vì vậy bạn là người chăn nuôi gà hãy gọi trực tiếp cho chúng tôi, nếu bạn là ngườichăn nuôi từ 2000 con trở lên chúng tôi sẽ đến trực tiếp để giúp bạn.
BỆNH SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM
1. Lứa tuổi bị bệnh
Gà ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh nặng nhất ở gà giò (2 đến 3 tháng tuổi) và gà đẻ.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Haemophillus hay Paragallinnarum Gram âm gây ra dưới sự thúc đẩy các yếu tố stress có hại như CO2, NH3, H2S, độ ẩm cao… Bệnh thường hay bội nhiễm bởi vi khuẩn E. coli, Mycoplasma, viêm phế quản và thiếu Vitamin A và các bệnh khác.
3. Triệu chứng lâm sàng
Ở những con gà bị bệnh có triệu chứng:
Ho hen, lưỡi thâm
Hơi thở ra thối
Sưng phù đầu, thối mắt
Bệnh lây lan nhanh và gà tiêu chảy phân xanh trắng
4. Biện pháp phòng
Chuồng trại phải khô, thoáng, ít khí CO2, NH3, H2S (dùng chế phẩm vi sinh)
Cho ăn thức ăn bổ sung Vitamin A,D,E
5. Biện pháp điều trị
Khi bệnh xảy ra ta điều trị như sau:
Những con bị bệnh ta dùng Hanoxylin LA hoặc Doxivet LA hoăc tiêm bắp 1ml/2 kg P/ngày x 3ngày. Hoặc Vina-Flocol 1ml/10kg P/ngày liên tục 3-5 ngày
Cả đàn ta dùng một trong các loại thuốc sau:
Vina-Colidox 20g/100kg P/ngày, hoặc Flodoxy, Vina Neox, Bycomycin, v-TTS, Neotesol 100g/100kg P/ngày chia 2 lần pha nước uống kết hợp với Vina-Tilmo 10 ml /100kg P/ngày liên tục 5-7 ngày bệnh sẽ khỏi.
Hoặc dùng CRD.Stop 20g + 100g Gluco K&C/100kg P/ngày chia 2 lần pha nước uống
Điều trị từ 3 đến 5 ngày
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (IB)
1. Lứa tuổi bị bệnh
Gà từ 2 đến 45 ngày tuổi và lúc gà đẻ nguy cơ và tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Do vi rút coronavirus gây nên
3. Triệu chứng lâm sàng
Gà bị bệnh hen sâu, tiếng rít như sáo
Ỉa chảy nặng ở gà con
Giảm đẻ đột ngột và rất nhanh ở gà đang đẻ
4.Biện pháp phòng
Hiện nay có vắc xin phòng đó là ND – IB (dùng 1 loại phòng được hai bệnh gà rù và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm).Cách dùng là nhỏ trực tiếp vào mồm hoặc cho uống vào 7 ngày và 14 ngày nếu bệnh xảy ra liên tục ở các lứa ta dùng thêm lần 3 vào 21 ngày.
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.
5. Biện pháp điều trị
Khi bệnh xảy ra những con ốm vì bệnh IB thì tiểu hủy còn những con còn lại dùng vắc xin ND – IB nhỏ trực tiếp vào mồm.
Kết hợp với sử dụng Vitamin C + Bcomplex + Paracetamol + Glucose pha vào nước cho gà uống
Để điều trị kế phát ta dùng một trong các thuốc như điều trị bệnh hen gà do Mycoplasma
Nếu đàn gà ghép bệnh thì ta nên xác định rõ bệnh ghép để có hướng điều trị
BÊNH VIÊM THANH QUẢN TRUYỀN NHIỄM (ILT)
1. Lứa tuổi bị bệnh
Gà ở mọi lứa tuổi nhưng xảy ra nhiều nhất ở gà từ 5 đến 12 tháng tuổi
2. Nguyên nhân gây bệnh
Do vi rút Herpesvirus gây nên. Tác động của ngoại cảnh như chuồng nuôi nhiều khí độc như H2S, CO2, NH3 và thiếu Vitamin A làm cho gà dễ mắc bênh
3. Triệu chứng lâm sàng
Gà bị bệnh có biểu hiện ho hen, ngạt từng cơn, viêm mắt, mù mắt, khạc đờm có lẫn máu
4. Biện pháp phòng
Dùng vắc xin ILT
Chuồng trại phải khô, thoáng, ít khí CO2, NH3, H2S (dùng chế phẩm vi sinh)
Bổ sung thêm Vitamin A trong khẩu phần ăn cho gà
5. Biện pháp điều trị
Dùng vắc xin ILT để tiêm những con chưa bị bệnh
Bổ sung thêm Vitamin A, C, Bcomplex
BỆNH NẤM PHỔI
1. Lứa tuổi bị bệnh
Chủ yếu ở gà 20 đến 30 ngày tuổi
2. Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm nhưng tác động của ngoại cảnh như độ ẩm chuồng cao, nền chuồng ướt, nhiều khí độc NH3, H2S, CO2, chất độn chuồng hoặc thức ăn có chứa nấm mốc.
3. Triệu chứng lâm sàng
Ho hen, ỉa chảy nặng, phân lẫn máu
Mổ khám có nhiều ổ nấm trong phổi
4. Biện Pháp phòng
Chuồng trại phải khô, thoáng, ít khí CO2, NH3, H2S, không có nấm mốc (dùng chế phẩm vi sinh)
5. Biện pháp điều trị
Phun khí dung Vinadin 0,05% 10ml/m3 không khí chuồng, liên tục trong 6-7 ngày
Hoặc phun Fugucid, Mycostatin
BỆNH NHIỄM TRÙNG HUYẾT DO E. coli
1. Lứa tuổi bị bệnh
Gà từ 1 đến 3 tuần tuổi
2. Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn E.coli nhưng sự tác động của thay đổi thời tiết, thay đổi thức ăn, nước uống đột ngột làm thúc đẩy quá trình bệnh
3. Triệu chứng lâm sàng
Gà ốm cù rù, ho hen sốt cao, ỉa chảy phân vàng, xanh có lẫn bọt khí
4. Biện pháp phòng
Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp, đảm bảo nhiệt độ, khi thay đổi thức ăn, nước uống phải từ từ
Dùng một trong các loại kháng sinh sau để pha vào nước 3 ngày cho uống 1 lần : Enrofloxacin, Oxytetracylin, Spiracin, Colistin, Neomycin, Gentamicin…
Hoặc dùng các chế phẩm men vi sinh để phòng bệnh này rất hiệu quả
5. Biện pháp điều trị
Dùng Hanflor 4% 100g/100kg KL/ngày hoặc Fo-Doxy 25g/100kg KL/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
Kết hợp cho gà uống thêm ParaC 100g/100kg KL/ngày chia 2 lần, pha vào nước uống
BỆNH NGỘ ĐỘC DO NĂM MỐC, HÓA CHẤT
Ngộ độc muối làm gà uống nước nhiều, tích nước dưới da, bại liệt, có thể sưng khớp.
Ngộ độc hoá chất, gà cũng uống nước nhiều, có khi chưa kịp có triệu chứng đã chết, mổ ra có mùi hoá chất bị nhiễm trước hết là ở diều, mề, lâu hơn có thể thấm vào thịt. Cả đàn gà cùng ăn uống một loại thức ăn đều biểu hiện bệnh, con nào ăn khoẻ còn bị ngộ độc nhanh hơn.
Gà ăn ngô mốc có đầu đen ở hạt, khô lạc mốc, thức ăn vón mốc . . . là bị ngộ độc mà nguy hại nhất là độc tố aflatoxin làm gà kém ăn, lông xù, giảm đẻ rõ rệt, trứng ấp nở kém. Ngộ độc nặng gây chết gà rất nhanh. Gan sưng có chấm xuất huyết, màu xám hoặc vàng đất thó, thận gà ốm sưng và xuất huyết.
Phòng ngộ độc bằng cách theo dõi đàn gà thường ngày, thấy hiện tượng khác thường là phải xem xét ngay nước uống, thức ăn. Thức ăn mặn phải cho thêm ngô, cám; thức ăn mốc, có hoá chất phải loại bỏ. Nếu nước bẩn, nhiều con, nước giếng khơi, nước ao v… là phải thay, phải lọc sát trùng. Tuyệt đối không để thức ăn, nước uống cạnh thuốc sâu, thuốc chuột v.v…
BỆNH MỔ CẮN
Mổ cắn có các dạng:
a) Mố cắn hậu môn (ven picking): Gà đẻ nhiều quá làm dãn dạ con hoặc gà mới vào đẻ, trứng hơi to cũng làm cho lòi dom. Khi niêm mạc dạ con lòi ra, màu hồng kích thích gà khác
mổ cắn vào làm chảy máu, màu đỏ càng quyến rũ gà xúm lại mổ làm cho lòi cả ruột rồi chết.
b) Mổ cắn đứt lông (Feather pulling): ở gà nuôi nhốt không được vận động, dinh dưỡng và khoáng không đủ gây nên hiện tượng gà mổ lông nhau, quanh ống chân lông bị mổ có sắc tố tập trung tạo hình màu nâu sẫm.
c) Mổ cắn ngón chân (Toe picking) : Thường xảy ra với gà con trước hết do bị đói vì thành máng cao, để xa, thiếu máng, con bé yếu bị con to chèn. Khi không tìm được thức ăn, gà sẽ mổ chân mình hoặc chân con khác.
d) mổ cắn trên đầu (Head picking): Khi ở mào, tích có vết thương là bị gà khác mổ cắn tiếp. Gà nuôi nhốt lồng hay mổ cắn tích, mào, đầu. Gà đã cắt mỏ, nhốt ở lồng khác vẫn nhoài đầu ra ngoài với tới mổ cắn gà nhốt bên cạnh.
Một tập hợp khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mổ cắn: ăn thức ăn viên; Lượng ngô quá nhiều trong thức ăn; Thiếu máng ăn, máng uống; Gà nhịn đói lâu; Thiếu ổ đẻ và ổ đẻ đặt nơi quá sáng; Nhốt chật quá; Thức ăn thiếu chất dinh dưỡng và thiếu khoáng; Bị kích thích do ngoại ký sinh trùng: mạt, rận… Khi đã có một số con mổ cắn nhau, đàn gà tiếp tục thói quen đó không cần có sự kích thích nào khác.
Khắc phục bệnh mổ cắn bằng các biện pháp: Thức ăn chất lượng tốt; Cho ăn đủ không để gà đói lâu (kể cả phương thức thả và cho ăn thêm) ; Cho ăn thêm rau đối với gà nhốt và gà thả; Đủ máng ăn uống; Không nhốt quá chật; Đảm bảo chuồng thông thoáng, tránh ánh sáng mạnh quá, gây kích thích cho gà; Nuôi đàn đông cần cắt mỏ.
Khi gà bị vết thương do mổ cắn lấy thuốc xanh Methylen bôi vào, không bôi thuốc đỏ vì màu đỏ kích thích làm gà tiếp tục mổ cắn.
BỆNH CẦU TRÙNG
Là bệnh phổ biến gây thiệt hại cho các đàn gà không nhỏ vì khí hậu nước ta nóng ẩm là điều kiện cho loại cầu trùng phát triển.Đối với gà thả vườn môi trường tiếp xúc rộng càng dễ nhiễm bệnh này.
Bệnh do ký sinh trùng đơn bào thuộc Genus eimeria gây nên làm tổn thương những lớp tế bào niêm mạc ruột. Loại ký sinh trùng này thường sống và phát triển trong tế bào ruột gây phá huỷ tế bào ấy. Hậu quả là gây viêm ruột từ trạng thái nhẹ kiểu viêm ca ta, hay còn gọi là viêm xuất dịch tới viêm xuất huyết làm niêm mạc, hạ niêm mạc và cả những lớp cơ ruột bị thương. ở các thể bệnh, phân gà thường lẫn máu.
Có đến 9 loài cầu trùng, ở đây chỉ đề cập đến một số loài quan trọng, hay gặp phải:
a) Cầu trùng ở manh tràng gà do Eimeria tenella trên niêm mạc manh tràng gây viêm xuất huyết cấp tính. Gà bệnh suy kiệt nhanh, phân có máu kèm dịch nhầy, thường xảy ra ở gà 3-4 tuần tuổi.Gà xù lông, có biểu hiện thiếu máu, chết đến 20-30% hoặc ‘hơn.Niêm mạc manh tràng tổn thương nặng, xuất huyết lấm tấm thành từng đám.Có các đám mũ, bã đậu kèm máu.
b) Cầu trùng ruột non cấp tính do Eimeria necatrix là loài gây bệnh nhiều nhất trong các loài ký sinh trùng ở ruột non, gây ra cấp tính nặng, thường xảy ra ở gà 6-8 tuần tuổi. Bị bệnh cầu trùng ruột non, gà bỏ ăn, xù lông, ỉa chảy ra nhiều nước lẫn lượng lớn dịch muội và dịch hoại tử, có lẫn máu nhưng không nhiều như cầu trùng manh tràng. Bệnh cầu trùng ruột non lây lan chậm, thời gian nung bệnh dài hơn do gà thải ra ít noãn nang yếu. Ruột dày lên, có xuất huyết ở nhiều trường hời), thành ruột có màu đỏ sẫm, dễ vỡ có dịch lẫn máu tràn ra.
c) Cầu trùng mãn tính do các loại cầu trùng ký sinh ở gà như Eimeria maxima, Eimeria mivati,… quan trọng nhất là Eimeria acervulina, có thể do 2 loài Eimeria tenella (cầu trùng manh tràng) và Eimeria necatrix (cầu trùng ruột nong Gà ốm ăn ít, chậm lớn, bệnh xuất hiện từ từ, ỉa lỏng nhiều, gà gầy, đẻ giảm, chất lượng trứng kém, niêm mạc ruột viêm, có những vệt xuất huyết.
Biện pháp phòng trị: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, tuyệt đối không để ẩm ướt. Định kỳ quét vôi, phun formol 2% hay crezyl 3% sát trùng chuồng trại, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Sau mỗi đợt nuôi gà để’chuồng trống một thời gian.Tổng vệ sinh toàn bộ bên trong và khu vực bên ngoài chuồng, phun thuốc sát trùng, đệm lót ủ phân rắc vôi bột, hoặc tốt hơn là đốt chất độn cũ. Nền chuồng phải sát trùng kỹ bằng dung dịch xút 2% đun nóng (nếu có điều kiện) hoặc đốt chém lửa kỹ. Trong từng ô chuồng nên nuôi một loại gà cùng lứa.Mật độ chuồng nuôi không chật hẹp quá.Chú ý diệt chuột, cách ly người ra vào khu chăn nuôi.
Trị bệnh bằng các loại thuốc: EsB3 Coccistop-2000, Rigecoccin, Furazolidon, Avicoc, Stenorol theo hướng dẫn của nơi sản xuất. Với thuốc Furazolidon, Rigecoccin liều trộn vào thức ăn 35-40 g/tạ, hoặc trộn với cơm viên lại đút’cho gà ăn ở gia đình cho đến lúc khỏi bệnh.
BỆNH NIU CAT XƠN
Còn gọi là bệnh Tân thành gà, bệnh gà rù là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Bệnh do siêu vi trùng (virus) Paramixovirus gây ra (virus chỉ có 1 serotype), tồn tại trong chuồng 13-30 ngày. . .
Gà khoẻ bị lây bệnh từ gà ốm qua đường hô hấp thở không khí), đường tiêu hoá (ăn thức ăn, nước uống nhiễm virus), còn lây qua dụng cụ, người chăn nuôi, gia súc, gia cầm khác bị nhiễm virus.
Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày. Gà bệnh thường biểu hiện ở 3 thể hoặc 1-2 trong 3 thể triệu chứng hô hấp, tiêu hoá, thần kinh: ủ rũ, kém ăn, ho, hắt hơi chảy nước mũi, thở khò khè đứt quãng, thở khó. Gà ỉa chảy, phân có nước loãng trắng như vôi “cút cò”, cơ run, liệt co giật từng lúc, bước đi không phối hợp giữa đầu và cổ, có con đầu ngoẹo ra sau (torticolis), thân lệch sang bên, cuối đợt dịch những gà sống sót vẫn còn di chứng vẹo đầu, chạy vòng quanh. Tất cả các loại gà đều có thể nhiễm bệnh.Trường hợp nặng bệnh làm chết đến 100% gà.
Gà ốm chết mổ ra thấy xuất huyết có đọng dịch nhầy đục, có khi lẫn máu ở xoang mũi, khí quản, phổi.Dạ dày tuyến (mề tuyến) xuất huyết ở các ống tiết dịch làm thành vệt.ở niêm mạc ruột, van hồi manh tràng bị xuất huyết có gờ nổi lên. Trực tràng, hậu môn ướt đều xuất huyết. Các bộ phận khác cũng bị xuất huyết: Tim, mỡ, màng treo ống dẫn trứng, buồng trứng… ở gà đẻ bị bệnh, trứng non rụng ra khoang bụng, vỡ ra làm viêm phúc mạc – gà có thể không sống được.
a) Phòng bệnh: Bệnh Newcatsle đến nay không có thuốc trị, mà chỉ có phòng trong đó vệ sinh thú y và tiêm phòng vacxin đầy đủ có thể đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Cụ thể: Cách ly tốt đàn gà, trại gà; Thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng gà và trại; Tiêm phòng kịp thời và đầy đủ theo lịch hướng dẫn cho đàn gà nuôi để đẻ (xem bảng).
Sau đó có điều kiện thì cứ 3 tháng kiểm tra hàm lượng kháng thể 1 lần, nếu độ miễn dịch thấp thì tiêm phòng bổ sung tiếp Newcastle hệ I.
b) Biện pháp xử lý khi có dịch : Khi có dịch Newcastle xảy ra cần thực hiện các biện pháp sau:
– Bao vây ổ dịch không cho lây lan: Cách ly khu có dịch với các khu khác, có người nuôi dưỡng riêng. Nghiêm cấm sự tiếp xúc của người, súc vật từ nơi khác đến, tức là “nội bất xuất ngoại bất nhập”.
– Chọn loại triệt để gà bệnh, nghi bệnh. Xử lý gà loại, gà chết theo chỉ đạo hướng dẫn của cán bộ thú y. Lông, lòng, vật phẩm và gà ốm phải chôn sâu, rắc vôi bột phủ từng lớp.
– Tiêm phòng cho gà khoẻ: Nhỏ Lasota cho gà con dưới 1 tháng, gà trên 30 ngày tiêm vacxin Newcastle hệ I. Sau 1 tuần tiêm vacxin mà gà không chết là đã có thể yên tâm.
– Tăng cường, chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà bằng thức ăn chất lượng tốt, tổng vệ sinh chuồng trại, thiết bị dụng cụ chăn nuôi.
– Để đề phòng bệnh khác thứ phát xâm nhập, cần cho liều kháng sinh nhẹ và bổ sung vitamin (ăn thêm rau xanh non) trong 7- 1 0 ngày .
– Nếu thấy diều căng do độ axit cao, uống nước nhiều thì có thể cho gà uống nước vôi trong.
Chăn nuôi gà thả ở gia đình khi thấy có gà lù rù là phải nhốt cách ly ngay và thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
BỆNH ĐẬU GÀ
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho gia cầm ở mọi lứa tuổi, có triệu chứng đặc trưng là những mụn viêm tấy ở da và những nơi không có lông, hay có những mụn màng giả ở niêm mạc họng; mắt. Bệnh do một loại virus thuộc nhóm pox viruses có khả năng sống thời gian dài trong điều kiện thời tiết môi trường khác nhau, chịu được khô hanh, ẩm ướt và ánh sáng cả trong mùa rét. Ruồi, muỗi và các côn trùng khác là vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm nhất.Virus có thể sống lâu đến 56 ngày trong cơ thể muỗi và được truyền cho gà qua vết muỗi cắn.Các chất thải của gà bệnh khi gà khoẻ tiếp xúc có vết xước ở da, gà bệnh mổ vào vùng quanh mắt. Virus bị diệt dễ dàng khi phun hơi nóng ẩm; formol 3% ở 200 C và hợp chất iod 1/400 làm mất hoạt tính của virus, phenol 5% chỉ 30 phút làm mất hoạt tính của virus. Bệnh đậu gà ủ bệnh từ4-10 ngày, thể hiện ở dạng khô và dạng ưót.
a) Đấu gà dạng khô (đậu ở da): Mụn vảy mọc trên da ở những chỗ không có lông, có khi có cả ở hậu môn, da trong cánh, mào, mép, quanh mắt, chân… Mụn lúc đầu sưng tấy màu hồng nhạt hoặc trắng, sau chuyển tím sẫm dần, mụn khô đóng thành vẩy dễ bong. Gà bệnh vẫn ăn uống có chút ít kém hơn bình thường, gà hay lắc đầu, vẩy mỏ do các mụn vẩy, khi chữa khỏi gà phát triển bình thường, có thể chết nhưng rất ít.
b) Đậu gà dạng ướt (đậu mọc ở niêm mạc thường gọi là difteria): Bắt đầu viêm ca ta ở miệng, họng, thanh quản, gà ho, vẩy mỏ. Các vết viêm loang dần thành các nốt phồng, niêm mạc màu hồng chuyển sang đỏ sẫm, dày dần lên và sau cùng tạo thành các lóp màng giả dính chặt vào niêm mạc làm cho gà ăn uống, thở khó khăn. Gà bị sưng mặt, sưng tích, phù thũng, mắt gà viêm có ghèn, nhớt, dần dần mắt bị lồi do tích tụ các chất đó trong hốc mắt. Mũi viêm, chảy nước mũi rồi đặc quánh lại, mặt gà sưng to. ở dạng này gà không ăn uống được, gầy và bị chết tỷ lệ cao. Có trường hợp gà bị đậu cả 2 dạng kết hợp.
Biện pháp phòng và chữa:
– Chủng vacxin đậu cho gà con và gà lớn theo lịch lúc 7 hoặc 14 ngày tuổi, 112 ngày tuổi; Vệ sinh chuồng, trại, khu chăn nuôi sạch sẽ khô ráo, thoáng mát; Chăm sóc nuôi dưỡng tốt; Diệt ruồi muỗi theo định kỳ.
– Chữa bệnh đậu cho gà ở dạng khô, còn ở dạng ướt nhiều, chữa khó khăn. Khi chớm bệnh, thì chủng ngay vacxin đậu cho gà khoẻ. Gà bệnh thì phải bắt chữa từng con bằng cách cạy sạch vảy mụn rồi hàng ngày bôi cồn iod, glycerin, nitrat bạc… ở dạng ướt thì dùng bông lau sạch màng giả rồi nhỏ thuốc sát trùng nhẹ, lugol hoặc glycerin. Nên cho uống kháng sinh liều nhẹ đề phòng bệnh thứ phát xâm nhập như Choloramphenicol, Tetrcayclin và vitamin A 5000 đơn vị cho looml nước.
ở gia đình có thể dùng dầu hoả bôi vào các mụn ở da sau khi đã cậy vảy. Các vảy mụn, chất rơi vào là phải đốt, tránh lây lan
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG (Pasteurellosis)
Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hay mãn tính ở gia cầm do vi khuẩn thuộc họ Pasteurella gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong thiên nhiên nhất là các vùng ao tù, ngòi lạch nước đọng, có khi ngay cả trong cơ thể gia cầm khoẻ mạnh, đặc biệt là gia cầm nuôi thả như gà Ri . . . khi sức đề kháng của gà bị giảm thì bệnh phát sinh.
Gà bị bệnh do thả chung đàn gà khoẻ có gà ốm tiếp xúc, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà qua các vết xước ở da. Gà bị bệnh ở 3 mức độ (3 thể) :
– Thể quá cấp tính (ác tính) gà chết đột ngột không kịp thể hiên triệu chứng gì. Có khi gà đang ăn, đang ấp lăn ra chết, chỉ kịp giãy đập vài cái và kêu “quắc” . . .
– Thể cấp tính: Gà ủ rũ, sốt, bỏ ăn, xù lông, chậm chạp mào tích xanh tím, miệng có dãi, nhớt đục, sùi bọt, thở khò khè, phân loãng màu nhạt, sau chuyển màu xanh sẫm có lẫn dịch nhầy. . . Gà chết sau 24-72 giờ do kiệt sức, ngạt thở, tỷ lệ chết cao lên đến trên 50%. ở gà có hiện tượng liệt duỗi thẳng chân.
– Thể mãn tính: Gà ỉa chảy kéo dài, gầy, có khi bị sưng khớp, què, đẻ kém, tích sưng to còn gọi là bệnh tích sưng… Có hiện lượng khó thở có tiếng ran ở khí quản.
Bệnh tích ở thể cấp tính cho thấy có hiện tượng tắc rối loạn tuần hoàn ở gà bệnh, xung huyết nội tạng, xuất huyết từng đám ở cổ, đầu tim, thanh mạc phổi, mỡ bụng, niêm mạc ruột. Viêm màng bao tim. Gan sưng màu nâu vàng.
Phòng và chữa bệnh: Đối với bệnh tụ huyết trùng, phòng là biện pháp tích cực, hiệu quả nhất. Cách phòng tốt nhất là không đưa gà, vịt, ngan lạ về nuôi hoặc giết mổ trong khu chuồng trại chăn nuôi. Nếu mua giống về nuôi phải chọn nơi an toàn dịch, đưu gà về nhốt riêng 7-10 ngày sau khoẻ mạnh mới thả chung vào đàn.
– Định kỳ cho phòng liều kháng sinh nhẹ: Tetracilin 250 g/tấn thức ăn, hoặc Furazolidon 300 g/tấn thức ăn, liên tục cho ăn trong 5 ngày; Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng bằng thức ăn có chất lượng, gà nuôi thả tăng lượng thức ăn cho ăn thêm. Lúc có dịch chọn loại xử lý gà ốm, gà chết, tách đàn gà khoẻ nhốt lại không thả, tăng cường vệ sinh, chăm sóc đàn gà bằng thức ăn, nước uống đầy đủ; Gà ốm có thể điều trị : S treptomycin 120- 150 mg/kg thể trọng kết hợp với liều Penicillin 150 mg/kg thể trọng hoặc Chlortetracyclin 40 mg/kg thể trọng gà.
BỆNH MAREK
Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hoặc mãn tính do virus thuộc họ Herpes virus thuộc nhóm B liên kết tế bào bắt buộc. Virus có thể tồn tại lâu trong đệm lót, bụi bặm ở chuồng gà bệnh đến 16 tuần, trong glycerin 6 tháng.Virus có ở các lỗ chân lông, bám vào vỏ trứng, được thải ở phân gà, dải đớt. Gà ốm truyền bệnh cho gà khoẻ trực tiếp tiếp xúc, hoặc qua đường hô hấp, qua vật thải, lông, dót, vỏ trứng, phân… Tuổi gà mẫn cảm với bệnh Marek.từ 4-20 tuần.
Có 2 dạng bệnh:
– Marek dạng cổ điển (mãn tính) thường gây ở gà lớn 3-4 tháng tuổi, thể hiện phổ biến là gà đẻ không vững dẫn đến què (liệt) 1 hay 2 chân và cánh, trường hợp nặng cả 2 chân đều liệt, một chân choãi ra đằng trước, một chân choãi ra đằng sau (hình com pa), nếu thần kinh cổ bị nhiễm thì gục đầu xuống hoặc vẹo cổ ra đằng sau. Một số gà bị viêm thần kinh mắt (Iridociclitis) ở gà lớn 9 tháng tuổi trở lên, thuỷ tinh thể bị đục, không tròn, có con bị biến dạng ra hình răng cưa, không nhìn thấy nên không ăn được, gầy, yếu, kiệt sức, chết
– Marek dạng nội tạng (cấp tính) thường ở gà con 6- 16 tuần tuổi, khối u phát triển ở hầu hết các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận, dạ dày tuyến, ruột, buồng trứng, màng treo ruột, da, tim, túi fabricius….
Gà ốm bị kiệt sức nhanh, ỉa chảy, chết nhanh. Mổ gà ốm thấy khối u ở nội tạng, có cơ quan nội tạng to lên gấp 2-3 lần, nhất là lách và gan (nên nhiều người quen gọi nôm na là “bệnh to gan”), tỷ lệ chết 5-60%.
– Phòng bệnh Marek chính là thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Hàng ngày quét, nhặt thu dọn lông và đốt hết vì virus tồn tại lâu trong chân lông. Tiêm phòng vacxin Marek cho gà con lúc mới nở ngay tại trạm ấp. Không nuôi gà lớn, gà con lẫn lộn.Bệnh Marek chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu.
BỆNH BẠCH LỴ (Samonellosis) –BỆNH THƯƠNG HÀN (typhus avium)
1. Đặc điểm
Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hay mãn tính ở gia cầm do vi khuẩn thuộc genus Samonella gây ra. Bệnh bạch ly còn gọi là bệnh ỉa cứt trắng do vi khuẩn Sanmonella pullorum gây ra ở gà con và bệnh thương hàn do vi khuẩn Samonella gallinarum gây ra ở gà lớn. Trên thế giới có quan điểm là tách ra như trên, có quan điểm kể cả một phần châu âu thì cho là chung, thực tế là rất giống nhau nên mọi biện pháp phòng trị như một bệnh.
2. Cách truyền bệnh
– Truyền dọc từ mẹ sang con: Gà mẹ bị bệnh thì trứng giống nhiễm bệnh nên gà con nở ra đã nhiễm bệnh có thể chết ngay, hoặc chết trong giai đoạn ấp cuối. Những gà con sống sót là vật mang bệnh.
– Truyền ngang: Phân gà bệnh mang trùng truyền mầm bệnh làm ô nhiễm nước, thức ăn nhiễm làm lây bệnh qua miệng, hít mầm bệnh qua không khí ở máy ấp, ăn trứng nhiễm bệnh, gia súc ăn trứng và gà chết bệnh sẽ thải ra mầm bệnh trong phân, vacxin sống chế từ trứng có mầm bệnh có thể lan bệnh cho đàn gà mái khi được tiêm vacxin này.
3. Triệu chứng, bệnh tích
Gà con bị bệnh nặng từ sơ sinh đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất vào 24-48 giờ sau khi nở. Gà ủ rũ, ít vận động, mắt nửa nhắm, nửa mở, bỏ ăn, cánh sã, uống nhiều nước, ỉa chảy phân hôi khắm, có bọt màu trắng, đôi khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn. Mổ gà chết, ốm thấy gan, lách bị sưng có màu đỏ tím. ở lách, tim, phổi có các ổ hoại tử.
Gà lớn thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính), không thấy rõ triệu chứng, thường thấy ỉa chảy, phân bết đít, mào rụt, đẻ ít, trứng méo mó. Trường hợp bệnh ồ ạt: Gà sốt, nằm phủ phục, khát nước, mào tích tía, ỉa chảy phân loãng vàng xanh. Gà có thể chết trong 2-3 ngày.Mổ khám gà bệnh thấy gan bị xơ có các hạt hoại tử, buồng trứng viêm, nhiều trứng bị teo, trứng non dị hình, biến màu xanh xám.Trứng giống bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ chết phôi cao, gà nở ra yếu, đa phần hở rốn, lòng đỏ tiêu hết.
4. Phòng, trị bệnh
– Phòng bênh: Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh thú y tổng hợp toàn bộ chuồng trại, ổ ấp, trạm ấp. các trang trại nuôi gà định kỳ kiểm tra đàn gà đẻ giống bằng phản ứng “ngưng kết” loại bỏ hết gà mái bị bệnh. ở gia đình theo dõi con mái nào thể hiện các triệu chứng trên thì loại bỏ. Cách ly nghiêm ngặt khu chăn nuôi.ở các nước đã hoàn toàn khống chế được bệnh bạch ly, các biện pháp xử lý rất nghiêm ngặt, gà bệnh có phản ứng dương tính khi kiểm tra là loại bỏ mặc dù không có triệu chứng, cách ly triệt để. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn gà.
– Điều Trị: Dùng một trong các kháng sinh cho hiệu quả cao như Bio – Enrofloxacin 10% Oral hoặc Bio – Ampi coli max, nên bổ xung chất điện giải
– Phòng bệnh: Chọn cơ sở giống đảm bảo; gà mới nhập về cho uống thuốc phòng Bio- Tetra. Colivit; sát trùng kỹ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp; chọn trứng đủ tiêu chuẩn để ấp; kiểm tra toàn bộ gà giống bằng phản ứng huyết thanh học để loại gà mang trùng; nuôi dưỡng gà con cách ly với gà lớn
BỆNH GUMBORO (Infections bursal disease – IBD)
1. Đặc điểm
Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính do vurus thuộc họ Birnaviridae gây ra ở gà non làm viêm túi bạch huyết (fabricius) ở phía trên phao câu gà. Bệnh hay xảy ra ở gà con 3-6 tuần tuổi, có thể sớm muộn hơn tuỳ theo điều kiện dịch tễ ở từng địa phương.
Virus gây bệnh Gumboro tồn tại rất lâu trong điều kiện tự nhiên, trong thức ăn, nước uống, trong phân sống đến 52 ngày, ở nhiệt độ 25oc sống 21 ngày, ở -20oc sống trong 3 năm, trong huyễn dịch của túi bạch huyết -50oc virus giữ độc lực trong 18 tháng. Khoa học đã phân lập được virus Gumboro~ trong con mọt thức ăn lấy ở trại gà bệnh trước đó một năm. Sau khi nhiễm virus 24-48 giờ gà phát bệnh đột ngột hàng loạt rất dễ nhầm với ngộ độc thức ăn. Gà bị bệnh do tiếp xúc với gà ốm, qua thức ăn, nước, thiết bị dụng cụ chăn nuôi, chim chóc và nhất là người chăn nuôi làm lây bệnh.
Virus cường độc xâm nhập vào túi fabricius và các bộ phận có chức năng miễn dịch huỷ hoại tế bào lympho B và đại thực bào gây “hiện tượng giảm miễn dịch” ở gia cầm. Hệ miễn dịch bị tổn thương, gà mất khả năng sản sinh kháng thể chống bệnh ngay cả khi được tiêm phòng các bệnh khác như Newcastle, Marek… Do vậy, gà bị bệnh Gumboro kèm theo phát ra bệnh thứ phát khác. ở các trại gà giống thì gà bố mẹ cần phải được tiêm phòng vacxin Gumboro vào 19 tuần tuổi, lúc chuẩn bị đẻ. Kháng thể chống bệnh này từ gà mẹ truyền qua trứng sang gà con, do vậy gà con nở ra đã có miễn dịch cho đến sau 3-4 tuần tuổi (điều này giải thích lý do gà thường bị Gumboro vào 3-6 tuần tuổi).
2. Triệu chứng
Gà bệnh ỉa chảy, phân màu vàng nhạt, đi lại khó khăn, lông xù, bỏ ăn nhanh, ủ rũ, một số con mổ cắn nhau vào vùng hậu môn. Sau 1-2 ngày phát bệnh gà bắt đầu chết và chết caovào ngày thứ 3, thứ 4.Tỷ lệ chết nhiều ít phụ thuộc vào sự chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà.Tỷ lệ gà nhiễm bệnh lên đến 80%, có đàn cả đàn, chết 5-30%. Gà con suy giảm miễn dịch kéo dài, chậm lớn, giảm khả năng phòng chống đối với các bệnh khác.
3. Bệnh tích
Gà chết gầy khô do bị mất nước nhiều, diều lép, cơ lườn nhợt nhạt. Xuất huyết từng đám lấm tấm ở lườn, đùi, cánh, còn thấy ở cả tim, dạ dày, tuyến tụy, tim, ruột trực tràng và van hồi manh tràng, thận sưng to. Đặc biệt là túi fabncius stmg to lên gấp 2-3 lần, trong túi có dịch lầy nhầy, sánh đục vàng lẫn máu, có thể có những mảnh bã đậu khi bệnh nặng.Khi bệnh không thể hiện triệu chứng bên ngoài đã thấy túi fabricius bị thương tổn.
4.Phòng chữa
Chưa có thuốc đặc hiệu.
Có bệnh là phải thực hiện: Cách ly, bao vây khu vực chăn nuôi; Loại gà bệnh quá yếu; Cho cả đàn uống 1 liều kháng sinh Synaria hoặc neotesol hoặc Tetracyclin; Bổ sung vitamin C, K và các loại khác (Phylasol, Solminvit, Tesgovit).
– Phòng bệnh: Nhận mua giống ở nơi an toàn dịch; Dùng vacxin Gumboro nhược độc cho gà con theo lịch tiêm phòng, tiêm vacxin vô hoạt cho gà bố mẹ trước khi lên đẻ từ 4-6 tuần; Chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP MÃN TÍNH (mycoplasmosis – CRD – Chronic Respiratory desease)
1. Đặc điểm
Là bệnh truyền nhiễm lây lan mãn tính ở gà, gà tây và một số loại gia cầm khác. Thường gọi tắt là bệnh CRD, triệu chứng bệnh tích đường hô hấp, nổi rõ ở túi khí, do virus Mycoplasma gallisepticum gây ra.
Gà 2- 12 tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ nhiễm bệnh này hơn các lứa tuổi khác, thường hay phát bệnh vào vụ đông quân khi có mưa phùn, gió mùa, độ ẩm không khí cao, có thể gọi là “bệnh thời tiết”.
Bệnh lan truyền dọc từ đời mẹ đến đời con qua trứng, từ gà bệnh sang gà khoẻ qua tiếp xúc, qua thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi, người chăm sóc . . . bị nhiễm. Gà ốm đã khỏi bệnh vẫn có thể còn thải vi khuẩn ra môi trường.
2. Triệu chứng
Gà con và gà dò bị bệnh hắt hơi, viêm kết mạc, chảy nước mắt, ít dịch thanh mạc ở lỗ mũi và mi mắt. Nhiều con mí mắt sưng tấy và dính vào nhau. Thở khò khè có tiếng ran khí quản dễ phát hiện vào buổi đêm yên tĩnh. Đêm đến, đi qua chuồng gà con, gà dò, gà đẻ bị bệnh nghe rõ tiếng ran khí quản…. Gà xù lông, thở khó bỏ ăn.Bệnh kéo dài làm gà gầy nhanh và chết.
Gà đẻ bị bệnh thở khò khè do nhiều dịch nhầy đọng ở ống hô hấp trên. Gà hắt hơi, vảy mỏ, ho, chảy nước mắt, nước mũi. Bệnh tiến triển chậm, lúc đầu nước mũi loãng, sau đặc dần và đọng ở xoang mặt làm cho mặt gà sưng lên. Gà gầy nhanh rồi chết.
Tỷ lệ ốm của gà bị CRD có thể từ 20-50% phụ thuộc vào điều kiện vệ sinh phòng bệnh, nuôi dưỡng chăm sóc, tuổi gà.Tỷ lệ chết của gà con từ rất ít đến 30%, của gà đẻ thì chết không cao, những thiệt hại lớn là giảm đẻ, nhất là những đàn mới lên đẻ.
3. Bệnh tích
Viêm toàn bộ đường hô hấp như: Khoang mũi, thanh khí quản và túi khí viêm có đọng những đám dày lên màu trắng vàng bã đậu như casein cứng rất điển hình. Gan bị phù bởi một lớp màng fibrin giả. Màng bao tim cũng viêm. . .Đôi khi còn có từng mảng bã đậu rơi ra khoang bụng.ở gà con có thớ bã đậu ở khí quản, phế quản, túi khí, hốc mắt, hốc mũi; giác mạc bị đục mờ và có những ổ áp xe ở khớp hàm. ở gà đẻ viêm mãn tính buồng trứng, thoái hoá nang trứng trước khi chín. Cần chú ý bệnh CRD này có thể xếp theo 3 dạng sau:
– Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính chính. Nguyên nhân bị bệnh là do căng thẳng (stress) lượng vi khuẩn Mycoplasma tăng làm phát bệnh, thường có kiêm nhiễm cả một số vi khuẩn thứ cấp như E.coli, Streptococcus…
– Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính thứ cấp. Xuất phát từ gà đã bị bệnh khác như cầu trùng, viêm phế quản truyền nhiễm… làm cơ thể yếu đi, có dịp cho vi khuẩn Mycoplasma bùng lên sinh bệnh và là bệnh kế phát của bệnh khác.
– Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính giả. Bệnh thể hiện triệu chứng bệnh tích ở túi khí của một số bệnh khác như bệnh Mycoplasmosis.
Gà bị bệnh này lâu chết, có khi tự khỏi. Thiệt hại chính là gà gầy sút nhanh, chậm lớn, khó phục hồi khi khỏi bệnh, sản lượng trứng giảm 10-40% .
Phòng bệnh: Thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, chuồng thông thoáng, không ẩm thấp, mật độ nuôi vừa không quá chật, chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Trang trại nuôi gà bố mẹ sinh sản cần kiểm
tra bằng phản ứng huyết thanh học và kiểm tra vi khuẩn theo định kỳ để có biện pháp phòng trị kịp thời. Một số nước đã sử dụng vacxin phòng bệnh.
Để ngăn không cho bệnh truyền dọc từ gà mẹ sang gà con có thể dùng kháng sinh liều cao cho đàn gà mẹ trước khi thu trứng ấp, không cho mầm bệnh theo trứng, nhúng trứng giống vào dung dịch kháng sinh, có thể tiêm kháng sinh vào lòng đỏ, buồng khí trước khi ấp. Thuốc phòng đặc hiệu là Tylosin cho gà dưới 1 tuần tuổi, tiêm dưới da khi gà mới nở, hoặc pha nước cho uống 3-5 ngày liên tục.
4.Trị bệnh
CRD là bệnh xuất hiện khá phổ biến, nhất là lúc giao mùa, lúc đàn gà bị các stress do tiêm phòng, chuyển chuồng… để phòng bệnh cần thực hiện tốt các bước sau:
– Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp thật tốt và bằng các loại thuốc sát trùng.
– Nuôi gà với mật độ vừa phải, cần lưu ý đến tiểu khí hậu chuồng nuôi, trong đó thông thoáng và mát là hai yếu tố quan trọng. Trong các chuồng trại thiếu thông thoáng, nồng độ các loại khí độc như: NH2, H2S, Clor, CO2 cao, các khí này gây các tổn hại nhất định ở xoang mũi, thanh khí quản… sẽ tạo điều kiện cho sự bùng nổ CRD và các bệnh hô hấp khác.
– Trên đàn gà giống, thường xuyên tiến hành kiểm tra máu để loại thải các gà dương tính với CRD.
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng mức đối với sức sản xuất của đàn gà, cần chú ý cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà.
-Sử dụng kháng sinh hoặc vaccin ngừa bệnh.
Về vaccin, hiện nay có 2 loại:
+ Vaccin sống chủng F: chủng cho gà con, nhằm ngăn chặn sự lan truyền mầm bệnh qua trứng. Vaccin này chưa thật sự an toàn nên ít được sử dụng.
+ Vaccin chết nhũ dầu, dùng chích cho gà sắp đẻ. Vaccin được đánh giá rất tốt, kháng thể thụ động truyền qua trứng sẽ bảo vệ gà con khỏi CRD.
Việc tiêm phòng CRD không đơn giản do phải xác định tình trạng đàn gà trước khi lập kế hoạch tiêm phòng. Nếu đàn gà đã nhiễm CRD, việc tiêm phòng có thể làm phát bệnh.
Do yếu tố phức tạp nêu trên, nhiều nhà chăn nuôi cho đến nay vẫn thích sử dụng kháng sinh để phòng bệnh. Cần lưu ý hai vấn đề sau đây:
– Trong số các kháng sinh và sulfamids chỉ có 3 nhóm kháng sinh sau đây có hiệu lực với Mycoplasma:
+ Nhóm Tetracycline gồm: Oxytetracycline, Chlorte tracycline, Doxycycline.
+ Nhóm Macrolides gồm: Erythromycin, Tylosine, Lincomycin, Spiramycin, Tiamuline.
+ Nhóm Quinolones (Fluoroquinolones) gồm: Norfloxacin, Enrofloxacin.
Các kháng sinh khác và các loại Sulfonamides có hiệu quả rất thấp hoặc không có hiệu quả.
– Sau một thời gian sử dụng khá lâu, nhiều kháng sinh trước đây nhạy cảm với Mycoplasma nay đã bị đề kháng như Tylosin, Erythromycine, Spiramycin, Oxytetracycline…
Để việc phòng CRD bằng kháng sinh có hiệu quả, nhất thiết phải lựa chọn kháng sinh phù hợp và nhạy cảm, đồng thời thực hiện tốt các vấn đề vệ sinh chuồng trại, quản lý tốt tiểu khí hậu, dinh dưỡng hợp lý và loại thải các gà nhiễm bệnh thường xuyên…
Điều trị: Khi phát hiện bệnh cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp sau:
– Sử dụng ngay kháng sinh nhạy cảm với CRD. Đặc biệt cần quan sát kỹ bệnh tích để đánh giá đúng mức thể CRD hoặc CRD kết hợp E. coli. Ở thể kết hợp CRD – E. coli, bệnh tích viêm màng ngoài tim, viêm màng bao quanh gan, xoang bụng phủ nhiều Fibrin, xuất huyết ở ruột non thể hiện rất rõ và thường xuyên. Ở thể bệnh này cần chọn lựa các chế phẩm kháng sinh kết hợp vừa có tác dụng với Mycoplasma vừa có tác dụng trên vi trùng E. coli. Các chế phẩm SPIRACOL, NORCOGEN, ENRO-COLISTIN rất được ưa chuộng để điều trị thể kết hợp này.
– Sử dụng chất điện giải: Vita-Electrolytes, Aminotrolytes hoặc Electrolytes và các loại Vitamin nhằm tăng sức kháng bệnh cho đàn gà.
– Nếu có điều kiện nên tăng độ thông thoáng và giảm bớt mật độ nuôi nhốt, hạn chế tất cả các yếu tố có thể gây stress cho đàn gà.
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (infections bronchitis)
1. Đặc điểm
Chỉ có gà dễ bị bệnh này, do một coronavirus gây nên (có đến 20 loại serotype của loại virus này) khi có strees do lạnh và dinh dưỡng kém. Bệnh truyền qua tiếp xúc gà khoẻ với gà bệnh, hoặc qua
không khí giữa các chuồng, giữa các trại, ủ bệnh 18-36 giờ.
2.Triệu chứng
Thể bình thường ở gà con 1- 50 ngày tuổi
– Bệnh bùng phát bất ngờ, lây lan rất nhanh ra cả đàn.
– Giảm và chán ăn, lông xù.
– Thở khó, há mồm rít khí tiếng rít sau giống tiếng sáo diều trùng lặp với nhịp thở.
– Chảy nhiều nước mũi do viêm khí quản, phổi.
Thể thận ở gà con 1- 50 ngày tuổi
Gà sốt cao uống nhiều nước, tiêu chảy mạnh, phân loãng trắng, cho gà uống kháng sinh chỉ giảm hoặc ngừng tiêu chảy 1-2 ngày, sau đó kháng sinh không có tác dụng, gà tiếp tục ỉa chảy.
Các biểu hiện khác như thể bình thường.Tỷ lệ chết từ rất ít không đáng kể đến rất nhiều, tùy vào thể bệnh và tuổi gà.Riêng thể thận luôn có tỷ lệ chết rất cao.
Viêm phế quản ở gà đẻ
Đàn gà đẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện bệnh lý, chúng ăn uống bình thường. Bỗng nhiên thấy mào gà đỏ tươi hơn bình thường tức là lúc IB bắt đầu bùng phát.
– Tỷ lệ đẻ sụt giảm mạnh từ 85- 98% xuống 30 – 40%, thậm chí có đàn xuống 25% trong khi đàn gà không có biểu hiện ốm.
– Vỏ trứng xù xì, biến dạng và dầy hơn bình thường.
3. Mổ khám
Ở thể IB bình thường
– Khí quản chứa nhiều tiết dịch.
– Phế quản, phế nang cũng chứ nhiều dịch nhầy.
– Túi khí, phổi bị viêm phù nề.
IB thể thận
– Thận sưng to, lồi lên, màu nhợt nhạt nổi rõ các mao quản.
– 2 ống dẫn nước tiểu 2 bên thận chứa đầy urat trắng.
– Cơ thể gà khô xác khô do mất nước.
IB ở gà đẻ
– Mào tích đỏ tươi hơn lúc bình thường.
– Ống dẫn trứng ngắn và bé lại rất nhiều, trong đó có nhiều chất lỏng nhầy.
– Buồng trứng bị viêm thoái hóa, có màu vàng đỏ tươi đặc biệt các mạch máu trên các phôi trứng đỏ tươi nổi rõ, nhìn rõ, nhiều trường hợp gà bị chết đột tử do vỡ dập trứng non và gây viêm dính phúc mạc với các cơ quan nội tạng.
4. Điều trị
Phải tiến hành song song 2 bước:
Bước 1: Can thiệp ngay vacxin vào đàn gà bệnh.
– Nếu đàn gà chưa được dùng vacxin ND- IB hoặc IB chủng H120 thì cho uống IB chủng H120, sau 7 ngày cho uống vacxin IB chủng H52 hoặc IB.88 hoặc 793.B.
– Nếu đàn gà đã được dùng vacxin ND- IB hoặc IB chủng H120 thì cho uống ngay vacxin IB chủng H52 hoặc 4/91 hoặc IB.88 chủng 793.B
Bước 2: Cho uống CCRD.Năm Thái 1g kết hợp với Gentafam 1g, cùng pha vào 1 lít nước cho gà uống 4 ngày đêm.
Làm đủ 2 bước bệnh sẽ khỏi sau 5 ngày.
5. Phòng bệnh
Chủ động dùng vacxin IB chủng H120 nhỏ mũi mồm cho gà con lúc 3-4 ngày tuổi lần 1,cho uống nhắc lại lần 2 lúc 18- 21 ngày tuổi và cho uống IB chủng H52 hoặc 4/91 hoặc IB.88 chủng 793.B lúc 30- 35 ngày tuổi. Nếu nuôi gà đẻ thì cho uống nhắc lại 15 ngày trước khi gà đẻ.
Để tránh lặp đi lặp lại ngày xử dụng vacxin chống 2 bẹnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm người ta dùng vacxin nhị giá ND- IB vào các đợt:
+ Đợt 1: Lúc 3-4 ngày tuổi, nhỏ mắt, mũi, mồm.
+ Đợt 2: Cho uống lúc 18- 21 ngày tuổi đẻ phòng 2 bệnh cũng lúc.
Nếu có nguy cơ mắc bệnh IB thể thận thì lần 2 nên sử dụng vacxin IB chủng H52 đó là 4/91 hoặc IB.88.Nếu nuôi gà đẻ thì trước khi lên đẻ 15 ngày cho gà uống lại IB chủng H52 tức 4/91 hoặc IB.88.
BỆNH Lơ-cô (leukosis – Lymphoid leucosis)
1. Đặc điểm
Bệnh do virus nhóm cận họ Oncoviridae thuộc họ Retroviridae gây ra, phát triển tốt trên phôi gà và môi trường tế bào. Virus tồ.a tại được trong nhiều tháng ở 700C. Gà bệnh thải dãi rớt, phân làm lây bệnh, đặc biệt là gà con có thể bị nhiễm bệnh từ gà mẹ truyền qua trứng.
2. Trệu chứng
Thời gian ủ bệnh rất lâu từ 3 tuần đến 9 tháng. Gà ốm gầy, da nhợt, ủ rũ, ỉa chảy, kém ăn, nhiều con bụng bị xệ, đi lại như dáng đi của chim cánh cụt. ở gan, nội tạng phát triển các khối u to có thể thấy được. Bệnh thường mãn tính, cũng có con bị cấp tính chết.
3. Bệnh tích
Dạng lymphoid leucosis còn gọi là bệnh gan to, có khối u đặc trưng màu trắng như những cục mỡ bằng 2-3 hạt ngô, có ranh giới rõ rệt, thể tích gan tăng đột ngột 4-5 lần so với bìnhthường, bề mặt gan xù xì như kê hoặc thể tích tăng 1,5-2 lần. Các bộ phận khác như lách, thận, ruột, hệ lâm ba, túi fabricius đều có khối u phát triển làm cho gà chết.
+ Dạng erithroblastosis, còn gọi là bệnh máu trắng thường xảy ra ở gà trên 6 tháng tuổi. Ngoài triệu chứng bệnh trên, da gà nhợt nhạt có màu vàng bệch thấy rõ ở những chỗ không có lông, ỉa chảy.
+ Dạng mielocitomatosis hay mieloid leucemie leukosis. Triệu chứng bệnh này giống dạng erithroblastonis. Chỉ khác sự xuất hiện của các tế bào chất xám ở các cơ quan có tăng sinhgan có các hạt.
+ Còn dạng mielocitomatosis rất ít khi xảy ra và dạng osteopetrosis thường gọi là bệnh chân to, 2 ống bàn chân gà sưng to xù xì không đều.
4. Phòng bệnh
Chưa có vacxin cho bệnh Leukosis; Thực hiện tốt chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh, vệ sinh thú y. Nuôi và nhốt riêng từng loại gà, chọn nuôi gà bố mẹ khoẻ để lấy gà con làm giống. Khi phát hiện có bệnh phải chọn lọc hoặc thải hết những gà có triệu chứng lâm sàng, tăng cường vệ sinh thú y.
BỆNH NHIỄM KHUẨN E. COLI
1. Nguyên nhân
Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3-15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém. Vi khuẩn E. coli, thường có sẵn ở ruột già của vịt khỏe mạnh, khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, nhất là khi cho ăn không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho E.Coli phát triển và gây bệnh.
2. Triệu chứng
Vi khuẩn E. coli có sẵn trong cơ thể gia cầm hay nhiễm từ môi trường bên ngoài, khi vào cơ thể chúng xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn gây nhiễm trùng máu, vi khuẩn đến niêm mạc ruột, gây viêm ruột, đến các xoang gây viêm thanh dịch có tơ huyết, đến các cơ quan phủ tạng gây viêm hoại tử. Trong thời gian này, men tiêu hóa Protein và acid Chlohydric của dạ dày tuyến không đủ sức dung hòa một lượng thức ăn đạm quá nhiều do đó khi đến ruột thức ăn bị tác động bởi vi khuẩn lên men thối rữa, sinh hơi và sinh ra các chất độc gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc gan, con vật bị ngộ độc toàn thân, xuất hiện các triệu chứng thần kinh như ủ rũ, mắt lim dim, co giật.
Bệnh có thể xảy ra ở hai thể cấp tính và mãn tính. Nhìn chung, triệu chứng thường không đặc hiệu.
Thời gian nung bệnh từ 1- 10 ngày. Ở vịt 3 ngày tuổi đã có thể nhiễm bệnh, vịt bị rút cổ, lông xù, mắt lim dim như buồn ngủ, một số con có triệu chứng cảm cúm, sổ mũi và khó thở, tiêu chảy phân loãng có màu trắng xanh rồi chết. Trước khi chết nhiều con có triệu chứng thần kinh như: co giật, quay đầu, ngoẹo cổ… vịt đẻ chết lai rai, giảm đẻ, vỏ trứng dính máu.
3. Bệnh tích
Sưng gan và viêm ruột. Nếu bệnh nặng thì cả hai lá gan đều sưng đỏ và xuất huyết lấm tấm, túi mật thường căng to. Nếu bệnh nhẹ thì chỉ thấy phần dưới của gan sưng và xuất huyết còn phần phía trên có màu vàng.
Màng bao tim, gan có lớp nhầy trắng, Túi khí có những đốm hoại tử màu vàng, Niêm mạc ruột có màu đỏ, phân có màu trắng, Vịt đẻ buồng trứng bị vỡ và teo lại.
Phân biệt với các bệnh khác:
Bệnh trúng độc do thức ăn
Bệnh này xảy ra cùng trong thời gian với bệnh E.Coli nhưng bệnh chết nhanh hơn, có triệu chứng thần kinh nặng hơn, gan sưng và đen toàn bộ, thận sưng và tiêu chảy. Khi ngừng cho ăn bệnh giảm hẳn.
Bệnh Thương hàn
Bệnh này cũng xảy ra cùng thời gian với bệnh E.coli, triệu chứng giống như bệnh E.coli nhưng bệnh tích ở gan không có những điểm hoại tử màu trắng, túi khí không có những điểm màu vàng. Ngoài ra có nhiều vi sinh vật khác có khả năng gây bệnh cho vịt với các triệu chứng tương tự như viêm bao hoạt dịch, viêm khớp do Mycoplasma, Salmonella hoặc nhiễm trùng huyết cấp tính do Pasteurella, Salmonella, Streptococci.
– Nhiều loại kháng sinh khống chế được E.coli, nhưng cũng lờn thuốc rất nhanh.
– Nên nuôi cấy vi sinh vật và làm kháng sinh đồ để chẩn đoán đúng và chọn thuốc hiệu quả (nếu là đàn lớn)
ĐIỀU TRỊ:
Thực hiện ngay việc sát trùng tiêu độc chuồng để giảm thiểu mầm bệnh trong chuồng, tránh nhiễm bệnh kế phát. Thực hiện cùng lúc các biện pháp sau:
– Bù nước: làm giảm mất nước và tăng cường giải độc sẽ có kết quả tốt Vime C Electrolyte 1g /2-4 lít nước hoặc Electrosol 1ml/ 1 lít nước
– Kháng sinh: Chọn 1 trong các loại sau (do E.coli rất nhanh lờn thuốc), có thể phối hợp vừa tiêm vừa uống ở đàn bệnh nặng:
Kháng sinh tiêm (Có thể pha chung Vimekat, tiêm bắp hoặc dưới da):
+Cequin P+S 1ml/2 kg thể trọng, ngày/ lần, 2-3 ngày
+Hoặc Vimefloro FDP 1ml/ 2 kg thể trọng, ngày/ lần, 2-3 ngày
+Hoặc Ceptifi sodium 1ml/ 2 kg thể trọng, ngày/ lần, 2-3 ngày
+Hoặc Marbovitryl 250 1ml/5 kg thể trọng, ngày/ lần, 2-3 ngày
Kháng sinh uống: Dùng cho đàn lớn, hoặc phòng cho toàn đàn. Trộn thức ăn hoặc pha nước uống, dùng liên tục 3-5 ngày:
+Aralis 1ml/ 5 kg thể trọng, ngày/ lần, 2-3 ngày
+Hoặc Doxyt Concentrat 1kg/2,2 tấn thức ăn
+Hoặc Tylofos 1g/20 kg thể trọng hoặc 1g/2 lít nước
– Hỗ trợ: Giúp tăng sức đề kháng, con vật nhanh hồi phục: Vimekat plus, Vime Subtyl
Phòng bệnh:
– Dùng kháng sinh uống cho toàn đàn từng đợt, cách nhau 2-3 tuần, mỗi đợt 3-5 ngày.
– Nên đổi kháng sinh khác khi thấy có sự lờn thuốc hoặc qua lấy mẫu làm kháng sinh đồ
– Tiêu độc sát trùng chuồng để tránh tái nhiễm và bội nhiễm mầm bệnh khác
BỆNH GIUN SÁN
Giun sán sống ký sinh ở đường ruột bằng các chất bổ dưỡng, giun sán càng nhiều lượng chất bổ dưỡng càng hao hụt làm cho gà thiếu dinh dưỡng trở nên gầy yếu, suy nhược, và có thể gây nên tắc ruột, tắc ống mật, thủng ruột do giun sán quá nhiều, gây thiệt hại khá lớn cho chăn nuôi.
Đàn gà có dấu hiệu chậm lớn, lông xù, thiếu máu, mào, mặt, chân nhợt nhạt, kém ăn, gà mái giảm đẻ là nghĩ đến có thể bị giun sán.Lấy phân gửi phòng thú y xét nghiệm ngay. Nếu là giun kim hay sán dây thì có thể quan sát bằng mắt được, thấy con giun hoặc đốt sán lẫn trong phân, nếu là giun đũa thì phải gỉn đến phòng chẩn đoán tìm trứng giun trong phân bằng kính hiển vi. Hoặc nhanh nhất là chọn con gà gầy yếu mổ khám, nếu bị giun thấy giun đũa hoặc các loại giun sán khác nằm nhiều trong ruột gà.
– Phòng bệnh: Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống sạch, nhất là chất độn chuồng phải khô ráo, phun thuốc sát trùng diệt côn trùng, mối, kiến, mạt các loại mang ấu trùng sán bằng sulfat đồng, dipterex, asuntol.
– Trị bệnh: Đối với giun đũa: Tẩy bằng Piperazin, liều 200-400 mg/kg thể trọng gà, hay trộn 0,2-0,4% vào thức ăn, pha 0,1-0 2% vào nước uống, hoặc Menvenbet với liều 60 g/tấn thức ăn, hoặc Tetramisol 40-60 g/tấn thức ăn, trộn cho ăn trong 1tuần liền. Tẩy giun kim thì dùng thêm Phenotiazin với liều 0,5 g/gà dùng 1 ngày hoặc có thể theo nơi sản xuất hướng dẫn. Tẩy sán: Loại đặc hiệu là thuốc Arecolin hoặc Bromosalạxilamit (liều theo nơi sản xuất hướng dẫn). Có thể dùng loại Butynorate kết hợp
B. MỘT SỐ BỆNH Ở THỦY CẦM
1. Bệnh viêm gan virut ở vịt
Triệu trứng:
Thời gian nung bệnh 2- 4 ngày, bệnh tiến triển nhanh khó phát hiện kịp. Vịt sã cánh, buồn ngủ, bỏ ăn, mệt mỏi nặng, nằm đầu nghoẹo ra sau hay về một bên, co giật toàn thân sau đó mới chết ở tư thế duỗi thẳng. Bệnh tiến triển rất nhanh, chong vòng 2 h, tỉ lệ bệnh 100% đàn, tỉ lệ chết 95- 100% ở vịt con 1- 3 tuần tuổi , 50% ở vit 4 tuần trở lên
Phòng chữa bệnh:
Không có thuốc đặc trị nên chỉ dùng biện pháp vệ sinh thú y để phòng, tiêm phòng vacxin cho vịt con và vịt trưởng thành, cách li tốt vịt con 1- 5 tuần tuổi tránh lây nhiễm.
2. Bệnh dịch tả vịt
Triệu chứng: thường xảy ra ở vịt từ 15 ngày tuổi trở lên, và 1- 5 ngày sau khi phát bện thì gia cầm bắt đầu chết. Vịt chết đột ngột cả những con đang béo, vịt đẻ giảm 25- 40%. Vịt ốm bỏ ăn, tiêu chảy phân loãng màu trắng xanh, thối khắm, lông xù, mắt nửa nhắm, nửa mở, nước mũi chảy,cánh sã, ít vận động, sốt có 43- 43,50, liên tục trong 2 ngày, nhiều con đứng 1 chân, tỉ lệ chết 5- 100%.
Phòng bệnh:
Bệnh không có thuốc điều trị.Khi dịch tả xuất hiện phải bao vây nơi có dịch, loại bỏ vịt ốm, xử lý diệt virut bằng nhiệt.Không tiêm vacxin phòng khi vịt đang bị dịch. Liều vacxin cho vịt khỏe lúc này = 1,5 lần,có thể gấp 2.
3. Bệnh tụ huyết trùng
Triệu chứng
Bệnh thể quá cấp tính, ngan vịt chết đột ngột rất nhanh mà chưa có dấu hiệu bệnh tật.
Bệnh cấp trong 1- 3 ngày. Khi bị chết đột ngột báo hiệu bệnh tụ huyết trùng gia cầm, thể hiện sốt, bỏ ăn, xù lông, dịch tràn ra miệng, ỉa chảy, thở gấp, tỉ lệ chết 50%.
Phòng chữa bệnh:
Chăm sóc,vệ sinh chuồng
Phòng bệnh bằng cách pha trộn vào thức ăn, hoặc uống liên tục 2- 3 ngày trong tuần khánh sinh: Cosumix 2g/ lít nước hoặc 2g/ kg thức ăn, Tetracyclin 1g/ 4 lít nước hoặc 1g/ 4kg thức ăn.
Tiêm vacxin 2 đợt lúc vịt 20- 30 ngày tuổi và 4- 5 tháng tuổi cho vịt đẻ.
4. Bệnh phó thương hàn
Triệu chứng: vịt con 3- 15 ngày tuổi thường bị nhiều ỏ thể cấp tính, vịt lớn 45 ngày tuổi trở lên thường bị thể mạn tính.
Vịt ốm, tiêu chày, phân loãng, có bọt khí, lông đít dính, ít đi lại, chúng tách đạn tụ tập thành nhóm tìm chỗ ấm.Vịt khát nước, bỏ ăn. Bệnh có chứng lên cơn, run rẩy 2 chân, co giật , kéo dài 3- 4 ngày thì chết đến 70%
Phòng chữa bệnh:
Làm tốt công tác vệ sinh, nhất là ổ đẻ
Trộn thuốc furazolidon liều phòng cho vịt đến 2 tuần tuổi 100gg/ tấn thức ăn, sau 2 tuần 50g/ tấn thức ăn, liều chữa 150g/ tấn chữa cho từng con thì 50mg/ con.
5. Bệnh nhiễm khuẩn E.coli
Triệu chứng: vịt trên 3 ngày tuổi bị bệnh có triệu trứng lông xù, rụt cổ , mắt lim dim như buồn ngủ và tiêu chảy phân màu trắng rồi chết. Nhiều con ốm bị thần kinh co giật, nghoẹo cổ. Vịt đẻ giảm, vỏ trứng có máu, chết rải rác
Phòng chữa bệnh:
Vệ sinh:
Đề phòng tốt các bệnh cấu trùng, kí sinh trùng, viêm đường hô hấp mãn tính.
Trộn kháng sinh liều vào thức ăn: neotesol 100mg- 200mg/ kg thể trọng, Tetracyclin 50- 60mg/ kg thể trọng…
Tiêm phòng vacxin Neotyphomix liều lượng 1cc/ 3 con
6. Bệnh tụ cầu trùng
Triệu trứng: vịt bị sưng khớp nhất là khớp đầu gối, nước lùng bùng, nóng kéo dài 2- 3 tuần lễ. Trong ổ khớp viêm có fibrin, mủ bã đậu.Ổ khớp viêm dễ bị tróc ra, có khi viêm cả xương rồi què.
Ruột bị xung huyết, vịt tiêu chảy, mỏi mệt, gầy giảm đẻ rồi ngưng đẻ
Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại, tránh gây vết thương cho vịt, ngan
Cách li gia cầm ốm
Chăm sóc nuôi dưõng tốt đàn vịt, đảm bảo thức ăn đủ dinh dưỡng
Tiêm kháng sinh thẳng vào khớp, streptomycin 100- 150mg/ kg thể trọng, hoặc Penicilline 100.000UI/ kg thể trọng.
7. Bệnh bướu cổ
Triệu chứng: vịt bệnh ở yết hầu nổi bướu to dần nhanh làm cho vịt không ăn uống được, rồi ngạt thở chết, nhiều con có bướu ở mí mắt, mép mỏ, vai, bàn chân, đùi. Vịt con gầy còm, mổ các bướu ra tháy co giun chỉ cuộn khúc như búi chỉ
Phòng chữa bênh:
Chăm sóc tôt đàn vịt , không chăn vịt nơi nước ao tù, nước đọng nhất là mùa nắng cạn.
Tách riêng vịt bị bệnh, mổ bướu lấy giun chỉ ra, sát trùng bằng glixerin, khâu lại chăm sóc tốt 7- 10 ngày sẽ khỏi
Dùng thuốc Diphevit tiêm thẳng vào bướu 20mg/ con vịt nặng 100 g, 40mg cho vịt 300- 400g thể trọng.
8. Bệnh ngộ độc AFLATOXIN
Triệu chứng: chậm lớn, đẻ giảm, bị co giật, da tái, tiêu chảy phân loãng, xanh, sống. Vịt đi khập khiễng, xốt huyết dưới da và bàn chân. Nhiễm độc nặng có thể chết hàng loạt
Phòng chữa bệnh:
Không cho vịt ăn thức ăn nấm mốc.
Dùng Quixalus liều chữa 1g/1kg thức ăn trong 5- 7 ngày, trộn glucozo, vitamin C vào nước uống cho vịt giải độc.
9. Bệnh DERZSY ở ngan
Bệnh do chủng Pảavovarus gây ra, ngan bệnh bị rụng lông, lớn chậm, ti lệ chết cao
Bệnh dễ lây, ngan chết nhiều lúc 8- 15 ngày tuổi
Phòng bệnh: tiêm vacxin paravovirut nhược độc cho ngan sinh sản để truyền kháng thể sang cho ngan con qua trứng.
10. Bệnh nấm phổi
Triệu chứng: gia cầm nhiễm nấm khó thở, kém ăn, gầy, chết nhanh vài giờ sau khi có triệu chứng.
Phòng chữa bệnh:
Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn vịt, bổ sung vitamin A, D, E vào thức ăn
Làm tốt vệ sinh chuồng trại
Chữa bệnh bằng trộn kháng sinh vào thức ăn: Quixalú 1g/ 1kg thức ăn liền trong 5 ngày, Mycostain 2g/ kg thức ăn trong 7- 10 ngày.
11. Bệnh dịch tả vịt
1. Loài vật mắc bệnh
Trong tự nhiên vịt là loài mẫn cảm nhất, tất cả các giống vịt ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh.Ngoài ra các loài thủy cầm khác như vịt trời, ngan, ngỗng, thiên nga cũng nhiễm bệnh. Tuy nhiên vịt trời, ngỗng trời có sức đề kháng cao nên không bị chết vì vậy nó là nguồn dịch lưu cữu làm lây lan dịch bệnh khắp nơi cho vịt, ngan, ngỗng nuôi.
2. Phương thức truyền lây
Bệnh dịch tả vịt có thể lây trực tiếp do tiếp xúc giữa vịt khỏe và vịt ốm hoặc vịt mang trùng.
Lây gián tiếp qua đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống), hoặc qua đường hô hấp. Nếu cho vịt khỏe tiếp xúc với nước ao tù, hoặc nơi chăn thả vịt bệnh chúng sẽ bị lây bệnh. Trên cùng một thửa ruộng chăn thả nhiều đàn vịt, nếu một đàn vịt bệnh chúng sẽ lần lượt lây cho các đàn khác.
3. Triệu chứng
– Thời gian nung bệnh thường từ 3 – 7 ngày. Đôi khi ở đầu ổ dịch có một số con chết đột ngột khi chưa có biểu hiện triệu chứng.
– Vịt bệnh thường ủ rũ, bỏ ăn, đứng một chân, đầu rúc vào cánh đi lại chậm chạp, không muốn xuống nước, khi lùa đi ăn thường rớt lại sau đàn. Trong đàn vịt, nhiều con có tiếng kêu khản đặc.Bắt xem thấy chân liệt, sốt cao 43o – 44oC.Ở đàn vịt đẻ khi bệnh xuất hiện sản lượng trứng giảm xuống, có khi ngừng đẻ hẳn.
– Vịt thường sưng mi mắt, niêm mạc mắt đỏ, mắt kéo màng. Lúc đầu chảy nhiều nước mắt trong làm ướt cả vùng lông dưới mi mắt.Sau nước mắt đặc lại có màu vàng như mủ đóng đầy khóe mắt và có khi làm hai mi mắt dính lại với nhau.
– Vịt bệnh có khi khó thở, tiếng thở khò khè. Từ mũi chảy ra chất niêm dịch, lúc đầu trong, sau đặc lại.Nước mũi khô, quánh lại quanh khóe mũi.
– Nhiều con đầu sưng to, hầu, cổ cũng có thể bị sưng do tổ chức liên kết dưới da bị phù thũng.
– Lúc mới bị bệnh vịt khát nên uống nhiều nước. Sau một vài ngày vịt ỉa chảy, phân rất loãng, có mùi khắm và có màu trắng xanh.Hậu môn bẩn, lông dính bết đầy phân.
– Vịt sợ ánh sáng, một số con có biểu hiện thần kinh, nghẹo đầu hoặc tỳ mỏ xuống đất, con đực dương vật thò ra ngoài và niêm mạc có những nốt loét.
– Vịt đẻ sản lượng trứng giảm từ 30-60%.
– Sau khi xuất hiện triệu chứng được 5 – 6 ngày, con bệnh gầy rạc, liệt chân, liệt cánh, nằm một chỗ, thân nhiệt giảm dần, con vật chết. Ở nơi lần đầu tiên xuất hiện bệnh nếu không can thiệp kịp thời tỷ lệ chết có thể đến 80 – 100%. Trái lại ở những vùng thường xuyên có bệnh, dịch phát ra yếu, tỷ lệ chết không cao, nhưng bệnh hay kéo dài.
4. Bệnh tích
– Xác chết gầy, nhổ sạch lông thấy đầu, cổ sưng tụ máu, tím bầm. Tổ chức liên kết dưới da thấm nước và keo nhầy. Da vùng cổ, ngực, bụng, đùi xuất huyết lấm tấm thành những điểm bằng đầu tăm trông như bị muỗi đốt.
– Khí, phế quản viêm, xuất huyết, tụ máu.
– Niêm mạc hầu họng, thực quản viêm xuất huyết, đôi khi có vết loét phủ màng giả màu vàng xám.
– Viêm, xuất huyết ngoại tâm mạc, xoang bao tim tích nước.
– Phổi viêm, tụ máu.
– Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết, phủ lớp dịch nhớt màu vàng xám; dạ dày cơ xuất huyết.
– Niêm mạc ruột viêm, tụ máu, xuất huyết, có những vết loét hình cúc áo, trên có phủ bựa màu trắng xám. Niêm mạc hậu môn và trực tràng thường xuyên xuất huyết thành những vệt máu đỏ xen kẽ những vết loét màu vàng nâu.
– Gan có màu nâu nhạt, sưng tụ máu, xuất huyết, có những chấm hoại tử to bằng đầu đinh ghim.
– Túi mật sưng.
– Lách tụ máu hoặc xuất huyết.
– Buồng trứng: có khi xuất huyết, có nhiều trứng non dị hình hoặc vỡ chứa đầy trong xoang bụng.
5. Phòng bệnh
– Về chuồng trại: phải khô ráo, thoáng mát, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Diện tích chuồng nuôi phải phù hợp với quy mô chăn nuôi. Phải có hố thuốc sát trùng trước cửa chuồng nuôi. Phải có chuồng nuôi cách ly đàn vịt mới mua về hoặc đàn vịt ốm.
– Về con giống: phải nhập con giống khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, từ những trang trại an toàn dịch, có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y cấp. Vịt mới mua về phải nuôi cách ly 15 ngày để theo dõi.
– Về chăm sóc nuôi dưỡng: Phải cho vịt ăn, uống đầy đủ đảm bảo chất lượng. Thường xuyên bổ sung vitamin, men tiêu hoá, khoáng chất, điện giải để tăng sức đề kháng cho đàn vịt.
– Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng: Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Sau mỗi vụ nuôi phải tiến hành tổng vệ sinh chuồng trại, thu gom phân rác để xử lý, cọ rửa chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng xà phòng, sau đó tiến hành phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi, ngâm dụng cụ chăn nuôi trong thuốc sát trùng. Để trống chuồng 10 – 15 ngày trước khi nhập nuôi lứa mới.
– Tiêm phòng vắc xin dịch tả vịt:
Vắc xin được pha loãng với nước sinh lý vô trùng đã được làm mát sao cho 0,5 ml dung dịch tiêm chứa 1 liều vắcxin, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt ức.
+ Tiêm lần 1: đối với vịt con được sinh ra từ đàn bố mẹ đã được tiêm phòng vắc xin dịch tả vịt thì tiêm lần 1 lúc vịt được 2 tuần tuổi; đối với vịt con được sinh ra từ đàn bố mẹ chưa được tiêm phòng vắc xin dịch tả vịt thì tiêm lần 1 lúc vịt được 1 tuần tuổi.
+ Tiêm lần 2: thực hiện sau khi tiêm lần 1 được 2 – 3 tuần.
+ Tiêm lần 3: với vịt giống, vịt đẻ tiêm vào lúc vịt được 5 tháng tuổi (trước khi đẻ bói) sau đó tiêm nhắc lại trước mỗi vụ đẻ kế tiếp.
6. Trị bệnh
Bệnh dịch tả vịt là bệnh do vi rút, nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Khi đàn vịt bị bệnh phải thực hiện nuôi nhốt; thu gom những con ốm, chết để tiêu hủy; vệ sinh chuồng trại, thu gom phân rác để ủ hoặc chôn; phun thuốc sát trùng chuồng trại, tẩy uế, sát trùng toàn bộ dụng cụ chăn nuôi.
* Tiêm bắp thịt hoặc dưới da kháng thể Hanvet KTV với liều như sau:
– Vịt dưới 2 tuần tuổi: tiêm 1 ml/con, sau 3 ngày tiêm lại 1 ml/con.
– Vịt trên 2 tuần tuổi: tiêm 1,5-2 ml/con, sau 3 ngày tiêm lại 1,5-2 ml/con.
– Có thể cho uống liều gấp đôi liều tiêm.
Sau khi sử dụng kháng thể 7-10 ngày, dùng vắc xin dịch tả vịt tiêm phòng cho toàn đàn.
* Nếu không có kháng thể có thể dùng vắc xin dịch tả vịt tiêm thẳng vào ổ dịch với liều gấp 2 lần bình thường. Sau 7 – 8 ngày những con mang mầm bệnh sẽ chết, những con chưa nhiễm bệnh sẽ có miễn dịch chống lại bệnh. Những vịt qua khỏi chỉ nuôi thịt, không dùng làm giống.
Bổ sung đường Gluco, chất điện giải, giải độc gan, thận (dùng Bcomplex-C với liều 2g/1 lít nước; dùng Sorbitol với liều 2g/1 lít nước uống; dùng men saccharo với liều 1kg/50-75kg thức ăn)
Phòng bệnh tiêu chảy: Dùng Ampicoli oral hoặc Apimix với liều 1g/5kgKL. Hoặc dùng COLI-200 với liều 1 g/lít nước (100 g/500 kg thể trọng/ngày), dùng liên tục 3 – 5 ngày.
Phòng bệnh hô hấp: Dùng Doxysin với liều 1g/5kgP hoặc Tetratylo với liều 1g/3-5kgKL.
Để Lại Tin Nhắn Cho Tác Giả Bài Viết
Want to join the discussion?Feel free to contribute!