Công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

   0241.389.1986

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tổng quan về Hải Thịnh
    • Truyền thông – Báo chí
      • Báo chí
      • Video
  • Sản phẩm
  • Danh hiệu – Giải thưởng
  • Tư vấn – Tin tức
    • Thông tin kỹ thuật
    • Tư vấn hỏi đáp
    • Tin tức
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

6 Tháng Mười, 2017/0 Comments/in Tin tức /by

TÌNH HÌNH CHUNG (mới cập nhật)
Theo Cục Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi trâu, bò cả nước trong tháng 9/2017 không có biến động lớn, giá bán ổn định. Ước tính tổng số trâu cả nước trong 9 tháng đầu năm giảm khoảng 0,5%, tổng đàn bò tăng khoảng 2,7% so với cùng kỳ năm 2016. Chăn nuôi lợn tại các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn quy mô lớn tái đàn nhưng số lượng hạn chế, còn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì ít hoặc không tái đàn. Ước tính tổng số lợn cả nước giảm khoảng 4,2%, tổng đàn gia cầm tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Chăn nuôi trâu: trong 9 tháng đầu năm 2017, đàn trâu trên cả nước phát triển chậm, lượng trâu bán tại một số tỉnh miền núi phía Bắc tương đối lớn. Ước tính, tổng số trâu hiện nay giảm 0,5%; trong khi đó sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Chăn nuôi bò: chăn nuôi bò phát triển ổn định và có chiều hướng tiếp tục tăng đàn, đàn bò sữa tiếp tục phát triển tốt (tăng khoảng 3-4%) và mở rộng thêm ở một số địa phương như: Phú Yên, Thanh Hóa, Lâm Đồng… Ước tính, trong 9 tháng đầu năm 2017, tổng số bò của cả nước tăng khoảng 2,7%; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Chăn nuôi lợn: trong 5 tháng đầu năm 2017 chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn do giá cả liên tục xuống thấp dưới giá thành, nguồn cung nhiều hơn so với nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, sau khi các cấp Bộ, ngành đồng loạt triển khai các nhóm giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm ổn định và hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn, giá thịt lợn hơi đã ngăn đà giảm và ổn định trong suốt các tháng tiếp theo, đàn lợn cũng được duy trì (cả nước đã loại thải được gần 500 ngàn lợn nái, tương đương với khoảng 10,28 %). Ước tính số lượng lợn ở thời điểm hiện tại của cả nước giảm khoảng 4,2% so với cùng kỳ năm 2016 (sản lượng thịt lợn hơi đến thời điểm có thể xuất chuồng tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2016). Dự báo, Quý IV năm 2017, đàn lợn sẽ tăng trở lại do các địa phương và doanh nghiệp chăn nuôi đã ổn định đàn lợn nái, nguồn cung con giống cho hoạt động sản xuất chăn nuôi tăng lên, chuẩn bị cho nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong nước các tháng cuối năm và dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2018.
Chăn nuôi gia cầm: những tháng đầu năm 2017, dịch cúm gia cầm phát sinh tại một số tỉnh, tuy nhiên, số ổ dịch xảy ra nhỏ lẻ và đã được khống chế. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước hiện tại tăng khoảng 5,3%, sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng tăng 6,1% và sản lượng trứng gia cầm ước tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2016.
KH. Chan nuoi viet nam 9
Dịch bệnh: Theo Cục Thú y – Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm 04/10/2017, tình hình dịch bệnh trong cả nước như sau:
Dịch Cúm gia cầm (CGC)
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước có 01 ổ dịch Cúm gia cầm (A/H5N6) tại xã Đăk Ngọc, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum chưa qua 21 ngày (đã qua 09 ngày).
Dịch Lở mồm long móng gia súc (LMLM)
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Lở mồm long móng.
Dịch Tai xanh trên lợn
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.
Nhận định tình hình dịch
Cúm gia cầm: Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Lở mồm long móng: Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Tai xanh trên lợn: Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 2151/TY-DT ngày 24/10/2016) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI
Trong tháng 9/2017, giá thịt lợn hơi trong nước giảm do nguồn cung thịt lợn trên thị trường vẫn rất dồi dào, trong khi đó, xuất khẩu theo đường chính ngạch và tiểu ngạch đều chưa có dấu hiệu khả quan.
Thị trường tiêu thụ và giá sản phẩm thịt lợn
Trong tháng 9/2017, giá thịt lợn biến động theo xu hướng giảm, trong 2 tuần đầu tiên giá dao động quanh mức 30.000-34.000 đg/kg tại miền Bắc và 30.000-32.000 đg/kg tại miền Nam (giảm 5.000 đg/kg so với tháng 8/2017 ở cả hai miền); hiện nay giá tại cả 2 miền giao động trong khoảng từ 29.000-31.000 đg/kg.
Thị trường tiêu thụ và giá sản phẩm thịt, trứng gia cầm: theo thông tin từ một số doanh nghiệp, chủ trang trại lớn, trong 2 tuần đầu tháng 9/2017, tại miền Nam giá gà thịt công nghiệp lông trắng dao động từ 28.000-29.000 đg/kg tăng khoảng 3.000 đg/kg so với giá bình quân của tháng 8, sang tuần thứ 3 giá lại giảm mạnh xuống chỉ còn 21.000-22.000 đg/kg; giá gà thịt lông màu nuôi công nghiệp lại tăng mạnh so với tháng 8, bình quân 2 tuần đầu tháng là 33.000-35.000 đg/kg (tăng khoảng 5.000 đg/kg) và hiện nay đang dao động quanh mức 37.000-38.000 đg/kg (tăng khoảng 8.000-9.000 đg/kg so với bình quân trong tháng 8); trong khi đó giá miền Bắc, giá gà công nghiệp lông trắng bình quân từ 25.000-28.000 đg/kg (giảm nhẹ so với tháng 8) còn giá gà lông màu nuôi thả vườn dao động trong khoảng 61.000-63.000 đg/kg (giảm từ 3.000-4.000 đg/kg so với bình quân tháng 8). Tại miền Bắc, giá trứng gia cầm theo xu hướng tăng nhẹ so với tháng 8/2017, giá trứng vịt dao động từ 21.000-23.0000 đồng/1 chục, giá trứng gà bình quân 18.000-20.000 đg/1 chục; trong khi đó tại miền Nam giá trứng vịt dao động từ 20.000-21.000 đg/1 chục (giảm nhẹ so với tháng 8) còn giá trứng gà loại tốt dao động ổn định quanh mức 15.000-16.500 đg/1 chục.
Thị trường tiêu thụ và giá một số sản phẩm khác không có nhiều biến động, giá gà giống tại cả 2 miền ổn định quanh mức 7.000-8.000 đg/con).
Thị trường nguyên liệu và sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
Sản xuất thức ăn chăn nuôi: hiện tại, nước ta có 218 cơ sở sản xuất TĂCN công nghiệp, với tổng công suất thiết kế trên 31 triệu tấn, cao hơn nhu cầu TĂCN công nghiệp năm 2020 (25 triệu tấn). Sản lượng TĂCN gia súc, gia cầm công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2017 ước giảm 5-10% so với cùng kỳ 2016.
Giá thị trường so với tháng 8/2017, trong tháng 9/2017 giá của một số nguyên liệu giảm như: sắn lát 4.200 đ/kg (giảm 2,3%), cám gạo 5.000 đ/kg (giảm 7,4%); giá một số nguyên liệu theo xu hướng tăng như: ngô 5.000 đ/kg (tăng 1,0%), bột cá 27.500 đ/kg (tăng 1,9%); giá một số nguyên liệu khác không thay đổi khô dầu đậu tương 8.700 đ/kg, methionine là 70.000 đ/kg và giá lysine 37.000 đ/kg. Giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh theo xu hướng giảm, cụ thể: TAHH cho gà thịt 8.950 đ/kg (giảm 2,7%), TAHH cho lợn thịt 60kg đến xuất chuồng 7.800 đ/kg (giảm 2,5%).

Biểu đồ. Diễn biến giá lợn, gà và vịt hơi (giá tại trại) tại các tỉnh phía Nam
Xem chi tiết tại: http://channuoivietnam.com/bieu-2/
THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU
Thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu:
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 8/2017 đạt 233 triệu USD, tăng 7,13% so với tháng trước đó nhưng giảm 40,53% so với cùng tháng năm ngoái.
Tính chung, trong 8 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã chi hơn 2,2 tỉ USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, giảm 1,24% so với cùng kỳ năm trước đó.
Trong 8 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Italia với hơn 50 triệu USD, tăng 845,63% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Canada với hơn 45 triệu USD, tăng 458,04% so với cùng kỳ; Chilê với hơn 6 triệu USD, tăng 103,11% so với cùng kỳ, sau cùng là Mêhicô với hơn 1,6 triệu USD, tăng 99,4% so với cùng kỳ.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 8/2017 là Achentina, Trung Quốc, Canada, Đài Loan… Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 130 triệu USD, tăng 7,85% so với tháng trước đó nhưng giảm 32,94% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ nước này trong 8 tháng đầu năm 2017 lên hon 1 tỉ USD, chiếm 48,4% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 4,92% so với cùng kỳ năm trước đó – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 8/2017 đạt hơn 11 triệu USD, giảm 11,52% so với tháng 7/2017 và giảm 63,8% so với cùng tháng năm trước đó. Tính chung, trong 8 tháng đầu năm 2017 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị trường này đạt hơn 100 triệu USD, giảm 48,68% so với cùng kỳ năm trước đó.
Kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ Achentina tăng trong 8 tháng đầu năm 2017, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN và nguyên liệu tiềm năng của Việt Nam.
Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 8/2017 là Canada với trị giá hơn 10 triệu USD, tăng 36,01% so với tháng trước đó và tăng 1.285,4% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2017 lên hơn 45 triệu USD, tăng 458,04% so với cùng kỳ năm trước đó.
Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Italia với kim ngạch đạt 181 triệu USD, 95 triệu USD, 77 triệu USD; 70 triệu USD; và 53 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu tháng 8/2017 và 8 tháng đầu năm 2017
ĐVT: nghìn USD

Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 8/2017 đạt 325 nghìn tấn với giá trị đạt 68 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này 8 tháng đầu năm 2017 lên hơn 3,3 triệu tấn, với trị giá 704 triệu USD, tăng 25,02% về khối lượng và tăng 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 8 tháng đầu năm 2017 là Australia, chiếm tới 44%; tiếp đến là Canada chiếm 25%, thị trường Brazil chiếm 3%, thị trường Nga chiếm 2% và thị trường Hoa Kỳ chiếm 1 phần rất nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu lúa mỳ. Các thị trường nhập khẩu lúa mì hầu hết đều giảm cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2016 ngoại trừ thị trường Canada. Trong 8 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu lúa mì tăng hơn 15 lần và giá trị tăng hơn 11 lần. Thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là Brazil (giảm gần 69%).
Đậu tương:
Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 8/2017 đạt 162 nghìn tấn với giá trị 67 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 8 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 1,1 triệu tấn và 509 triệu USD, tăng 17,91% về khối lượng và tăng 22,54% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Ngô:
Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 8/2017 đạt 591 nghìn tấn với giá trị đạt 112 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 8 tháng đầu năm 2017 đạt 4,8 triệu tấn và 958 triệu USD, tăng 10,02% về khối lượng và tăng 11,46% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Achentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 8 tháng đầu năm 2017, chiếm lần lượt là 55% và 18% tổng giá trị nhập khẩu. Đặc biệt, trong 8 tháng đầu năm 2017, khối lượng nhập khẩu ngô của thị trường Thái Lan tăng hơn 14 lần so với cùng kỳ năm 2016 nhưng giá trị lại chỉ tăng có hơn 3,2 lần.
Sắn và các sản phẩm từ sắn XK:
Tháng 8/2017, xuất khẩu sắn và sản phẩm tăng 1,9% về lượng và tăng 2,1% về trị giá so với tháng 7, đạt tương ứng 285,1 nghìn tấn, trị giá 71,5 triệu USD, nâng lượng sắn xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2017 lên 2,5 triệu tấn, trị giá 643,7 triệu USD, tăng 0,3% về lượng nhưng giảm 7,3% về trị giá. Giá xuất khẩu trung bình 8 tháng 2017 giảm 7,6% so với 8 tháng 2016, xuống còn 248,7 USD/tấn (269,3 USD/tấn).
Tính riêng mặt hàng sắn, tháng 8 đã xuất khẩu 134,5 nghìn tấn, trị giá 23,2 triệu USD, tăng 4,7% về lượng và tăng 1,9% về trị giá, nâng lượng sắn xuất khẩu 8 tháng 2017 lên 1,1 triệu tấn, trị giá 188,3 triệu USD, giảm 9,5% về lượng và giảm 13,1% về trị giá so với cùng kỳ.
Với vị trí địa lý gần và giao nhận vận chuyển hàng hóa thuận lợi, Trung Quốc là thị trường chủ lực xuất khẩu sắn và sản phẩm của Việt Nam, chiếm 88% tổng lượng xuất khẩu, đạt 2,2 triệu tấn, trị giá 555,6 triệu USD, tăng 1,44% về lượng nhưng giảm 6,29% về trị giá so với cùng. Tính riêng tháng 8, lượng sắn xuất sang thị trường Trung Quốc đạt 255,1 nghìn tấn, trị giá 63,8 triệu USD.
Thị trường lớn dứng thứ hai là Hàn Quốc, tuy nhiên lượng xuất sang thị trường này giảm 5,01% nhưng kim ngạch lại tăng trưởng so với cùng kỳ, tương ứng với 67,9 nghìn tấn, trị giá 15,4 triệu USD. Kế đến là thị trường Nhật Bản với lượng xuất 48,3 nghìn tấn, trị giá 8,6 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ đều giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 19,79% và giảm 25,14% – đây là thị trường giảm mạnh nhất.
Đáng chú ý, xuất khẩu sắn và sản phẩm sang thị trường Malaysia tuy chỉ đạt 39,4 nghìn tấn, nhưng so với cùng kỳ lại có tốc độ tăng mạnh vượt trội, tăng 42,38%.
Thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm 8 tháng 2017
Thị trường 8 tháng 20172017 So sánh cùng kỳ năm 2016 (%)
Lượng trị giá Lượng trị giá
Tổng 2.588.206 643.761.115 0,72 -7,00
Trung Quốc 2.274.624 555.681.296 1,44 -6,29
Hàn Quốc 67.934 15.420.452 -5,01 -9,71
Nhật Bản 48.375 8.690.031 -19,79 -25,14
Philippin 41.150 13.009.610 27,66 9,23
Malaixia 39.467 12.496.211 42,38 26,42
Đài Loan 26.326 8.570.038 -4,51 -16,65
(tính toán theo số liệu của TCHQ)
Nguồn tin: http://channuoivietnam.com

0 trả lời

Để Lại Tin Nhắn Cho Tác Giả Bài Viết

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TƯ VẤN KỸ THUẬT

    0968.108.232
    0968.923.885

Đào tạo & Truyền thông

    0167 5025 797

Tìm kiếm trong trang

Thông tin kỹ thuật

  • Một số bệnh thường gặp ở gia cầm và thủy cầm16 Tháng Một, 2017 - 9:40 chiều
  • Một số bệnh thường gặp ở lợn – Hải Thịnh5 Tháng Mười Hai, 2016 - 8:42 sáng
  • CHƯƠNG TRÌNH VACCINE CHO HEO NÁI19 Tháng Mười, 2016 - 10:53 sáng
  • CHƯƠNG TRÌNH VACCINE CHO HEO CON19 Tháng Mười, 2016 - 10:50 sáng
  • QUY TRÌNH CHĂM SÓC HEO CON 01 – 03 NGÀY TUỔI19 Tháng Mười, 2016 - 10:47 sáng

Tư vấn hỏi đáp

  • Lợn nái mới đẻ, ăn không tiêu, chướng bụng… Nguyên nhân, khắc phục?26 Tháng Chín, 2016 - 4:56 chiều
  • Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho lợn con, lợn nái, nái hậu bị và lợn thịt26 Tháng Chín, 2016 - 4:52 chiều
  • Lợn đang chửa, muốn tiêm sắt thì có thể tiêm vào lúc nào?26 Tháng Chín, 2016 - 4:46 chiều
  • Lợn khoảng 13kg/con bị sưng khớp chân26 Tháng Chín, 2016 - 4:26 chiều
  • Lợn nái Đẻ con xong là quay ra cắn con26 Tháng Chín, 2016 - 4:19 chiều

CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI THỊNH

VP: Khu 8 - Đại Phúc - TP. Bắc Ninh - T. Bắc Ninh - Việt Nam
Nhà máy: Lô F28 cụm công nghiệp đa nghề - Đông Thọ - Yên Phong - T. Bắc Ninh - Việt Nam
0241 389.1986
haithinhcam@gmail.com

SẢN PHẨM DỊCH VỤ

  • - Thức ăn chăn nuôi
  • - Các mặt hàng nông sản
  • - Thuốc thú y (Vacxin, thuốc kháng sinh, thuôc bổ trợ)
  • - Cung cấp con giống

Categories

  • Báo chí
  • COMPLEX FEED
  • GRENHOPE
  • Haithinh Feed
  • Sản phẩm đặc biệt
  • Thông tin kỹ thuật
  • Tin tức
  • Truyền thông – Báo chí
  • Tư vấn hỏi đáp
  • Video
Copyright 2016 © HẢI THỊNH Thiết kế Web Thái Nguyên
Công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh tri ân khách hàng tại... Tình hình thức ăn chăn nuôi cả nước trong tháng 11
Scroll to top